Mục lục
TẠO LỖ
Dụng cụ thường dùng trong ngành kim hoàn chế tác trang sức là các loại cưa. Cưa và tạo lỗ là hai công đoạn có quan hệ chặt chẽ với nhau, do không thể cưa lọng mà không tạo lỗ trước.
Cắt
Việc cưa các lỗ với các hình dạng bên trong tấm kim loại, thường dùng cho các mục đích trang trí hoặc thẩm mỹ. Cưa gồm hai bộ phận chính, khung và lưỡi. Lưỡi cưa được chế tạo với nhiều kích cỡ, nhiều kiểu răng cưa khác nhau, phù hợp với mục đích sử dụng. Bạn cần chọn cỡ răng cưa phù hợp với chiều dày của kim loại cần cắt.
Cưa
Chức năng chính của cưa là cắt hình dạng cho kim loại và vật liệu, nhưng cũng có thể được dùng để dũa các góc hẹp, trang trí bề mặt với các đường cắt nhỏ của trang sức.
Bạn hãy chọn cỡ lưỡi cưa theo chiều dày của kim loại cần cắt, không được cắt tấm mỏng bằng lưỡi cưa dày. Nếu khoảng cách giữa các răng lớn hơn chiều dày tấm kim loại, lưỡi cưa có thể bị kẹt và gãy.
Chuyển một bản vẽ lên bề mặt kim loại
Phương pháp chuyển bản vẽ thường dùng là sử dụng mực trắng. Khi mực khô, bạn hãy đặt giấy cacbon lên bề mặt kim loại và đặt bản vẽ lên trên cùng. Bạn hãy dùng bút nhọn vạch theo các đường vẽ trên bản vẽ, bản vẽ sẽ xuất hiện trên bề mặt kim loại.
Nếu bản vẽ là rõ ràng, bạn có thể cưa theo các nét vẽ, nếu bản vẽ không rõ, bạn hãy dùng mũi vạch để vạch lại các nét, sau đó rửa sạch mực trắng và tiến hành cưa theo các nét vẽ.
Tạo hình lỗ vuông
Đối với một số vật liệu, chẳng hạn kim loại có lớp chất dẻo ở bề mặt, bạn có thể sử dụng lưỡi cưa chuyên dùng để tạo hình lỗ.
Khoan và mài
Khoan và mài được dùng nhiều trong chế tác trang sức, đặc biệt là khi cẩn đá quý. Đôi khi, khoan còn được dùng để tạo hình trang trí. Các quy trình này thường sử dụng động cơ nhỏ với trục mềm.
Động cơ nhỏ và trục mềm
Máy với động cơ nhỏ và trục mềm được dùng để khoan và mài. Động cơ nhỏ thường được lắp ở tay cầm, còn loại động cơ trục mềm thường được bố trí cách xa tay cầm, truyền chuyển động quay cho trục mềm.
Cả hai công cụ này thường được dùng để đánh bóng và cẩn đá quý. Đầu kẹp, được dùng để kẹp giữ mũi khoan hoặc mũi nạo, có đường kính tiêu chuẩn 2.35mm với nhiều phụ tùng hỗ trợ. Sự khác biệt giữa mũi khoan và mũi nạo là mũi khoan chỉ có thể cắt theo chiều dọc, mũi nạo có thể cắt theo chiều ngang. Trước khi khoan, bạn phải dùng mũi vạch để đánh dấu tâm lỗ khoan một cách chính xác.
Nguồn: Kỹ thuật gia công kim hoàn & Sưu tầm
Những bài viết liên quan:
CÁC KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG GIA CÔNG KIM HOÀN - PHẦN 1
CÁC KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG GIA CÔNG KIM HOÀN - PHẦN 2
CÁC KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG GIA CÔNG KIM HOÀN - PHẦN 4
CÁC KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG GIA CÔNG KIM HOÀN - PHẦN 5
CÁC KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG GIA CÔNG KIM HOÀN - PHẦN 6
CÁC KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG GIA CÔNG KIM HOÀN - PHẦN 7
CÁC KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG GIA CÔNG KIM HOÀN - PHẦN 8