NHẪN CƯỚI VÀ NHẪN ĐÍNH HÔN KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?

Nhẫn không chỉ là trang sức tuyệt đẹp mà nó còn mang nhiều ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Đôi khi nó còn trở thành là một báu vật hoặc kỷ vật đối với nhiều người.

Nhẫn đính hôn và nhẫn cưới đều tượng trưng cho sự gắn bó của đôi uyên ương. Và là một tín vật thiêng liêng nhất được trao gửi đến nhau. Đây là hai loại nhẫn hoàn toàn khác nhau nhưng có rất nhiều người vẫn nhầm lẫn hai loại này là một.

Nhẫn đính hôn

Nhẫn đính hôn là trang sức thể hiện chặng đường tình yêu của cặp đôi. Nhẫn đính hôn chỉ có một chiếc duy nhất dành cho nữ. Và rất hiếm có trường hợp nào cả hai người cùng đeo nhẫn đính hôn.

Nhẫn cầu hôn

Nhẫn đính hôn có nguồn gốc từ đâu?

Trên thực tế, nhẫn đính hôn chỉ phổ biến ở các nước phương Tây. Trong vài năm trở lại đây, mới được người châu Á và Việt Nam dần ưa chuộng.

Ý nghĩa của nhẫn

Nhẫn đính hôn thể hiện sự gắn kết hai con người lại với nhau. Sau khi cầu hôn, nếu được cô gái đồng ý, chàng trai sẽ đeo nhẫn đính hôn vào tay cô gái như một sự “đánh dấu” hay là “ khẳng định chủ quyền”. Kết thúc cho một mối quan hệ nghiêm túc lâu dài và cả hai quyết định đi tới hôn nhân.

Vị trí đeo nhẫn

Nhẫn đính hôn thường được đeo vào ngón chính giữa của bàn tay trái. Theo các nhà nghiên cứu phương Đông thì ngón tay chính giữa tượng trưng cho chính mình. Khi đeo nhẫn vào ngón tay chính giữa có ý nghĩa là cô gái này đã có chủ, một sự đặt chỗ, hay là một sự khẳng định chủ quyền mà bạn muốn cho cả thế giới biết.

Thực ra việc nhẫn đính hôn đeo ngón tay nào còn phụ thuộc vào phong tục tập quán của mỗi quốc gia và quan niệm của mỗi người. Đa phần người Việt Nam thường đeo nhẫn đính hôn vào ngón áp út bàn tay trái. Còn ở những nước Do Thái thì phụ nữ sẽ đeo nhẫn đính hôn ở ngón trỏ.

Thiết kế nhẫn

Về kiểu dáng, nhẫn đính hôn đa số là nhẫn kiểu, không phải dạng vòng tròn trơn như nhẫn cưới. Trên mặt nhẫn đính hôn thường được đính viên đá nổi. Bên cạnh đó nhẫn đính hôn còn tùy vào điều kiện kinh tế của các chàng trai lựa chọn. Có thể cầu hôn bằng nhẫn đính hôn nạm Kim cương hay các loại đá quý cao cấp khác. Nhẫn đính hôn thường chỉ đính duy nhất một viên đá quý có màu sắc. Bên cạnh đó kiểu dáng phụ thuộc vào sở thích của các cô gái.

Ngày nay, để phục vụ nhu cầu và sở thích phong phú của các cô gái. Nhẫn đính hôn cũng được thiết kế khá đa dạng. Nhẫn có thể được đính nhiều loại đá hay trang trí cầu kỳ để cho các chàng trai lựa chọn. Và bạn sẽ chọn một chiếc nhẫn đính hôn ưng ý nhất làm vừa lòng người yêu.

Nhẫn cưới

Khác với nhẫn đính hôn, nhẫn cưới là một cặp giống hoặc rất giống nhau cho cả nam và nữ. Nhẫn cưới là vật minh chứng cho tình yêu của hai bạn trong ngày trọng đại của cuộc đời mình.

Nhẫn kết hôn

Nhẫn cưới có nguồn gốc từ đâu?

Không ai biết hoặc dám khẳng định một cách chính xác nhẫn cuới có từ bao giờ. Người Ai Cập cổ đại đã trao những chiếc vòng hình tròn cho nhau trong ngày kết hôn. Với quan niệm của người Ai Cập cổ đại, chiếc nhẫn được xem là một thế lực siêu nhiên. Và họ cho rằng vòng tròn là biểu tượng của sự vĩnh cửu. Không có bắt đầu cũng không có kết thúc với dòng chảy thời gian vô tận. Đó chính là lý do tại sao nhẫn cưới cho dù mang nhiều kiểu dáng hay chất liệu khác nhau, thì nó vẫn giữ được kiểu dáng truyền thống cổ điển. Đó được gọi là vòng tròn viên mãn của niềm hạnh phúc.

Theo một số tài liệu, việc đàn ông cũng phải đeo nhẫn cưới là một tục lệ tương đối mới. Mãi cho tới giữa thế kỷ 20, hầu như chỉ có phụ nữ mới đeo nhẫn cưới. Khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, nhiều người đàn ông phải chia tay những người vợ để ra chiến trường. Họ bắt đầu đeo những chiếc nhẫn cưới như biểu tượng của hôn nhân. Đây cũng chính là một sự gợi nhớ tới người vợ của họ. Nó thể hiện như một hành động rất lãng mạn, tràn đầy tình yêu của người đàn ông có trách nhiệm. Chính vì vậy đến tận bây giờ, trong đám cưới chú rể cũng được cô dâu trao lại nhẫn.

Ý nghĩa của nhẫn

Ý nghĩa của nhẫn cưới chính là sự kết nối giữa cặp đôi yêu nhau và mong muốn sống trọn đời bên nhau. Nhẫn cưới luôn có mặt trong các hôn lễ từ xưa đến nay. Và nó đã trở thành minh chứng cho tình yêu đôi lứa. Ngoài ra nhẫn cưới còn là tượng trưng cho sự thủy chung, lâu bền. Khi hai bạn trao nhẫn cưới cho nhau đồng nghĩa với việc hai bạn chính thức trở thành vợ chồng. Cuộc sống sau này sẽ không còn là sống vì bản thân nữa, mà sẽ là cuộc sống mới đồng hành cùng bạn đời của mình. Chiếc nhẫn cưới trên tay khiến bạn luôn thấy trách nhiệm đối với người bạn đời của mình. Dù vui buồn, đau khổ, khó khăn hay sung sướng… thì hai bạn sẽ luôn bên nhau để cùng nhau vượt qua.

Vị trí đeo nhẫn

Nhẫn cưới được đeo vào ngón áp út trên bàn tay trái. Ở các nước khác trên thế giới, họ cũng có quan niệm riêng trong cách đeo nhẫn cưới của mình:

  • Nhiều nước ở Châu Âu, họ tin rằng ngón tay giữa của bàn tay trái có một mạch máu chạy thẳng đến tim. Và họ gọi đó là mạch máu tình yêu.
  • Người La Mã thường đeo nhẫn cưới ở ngón tay áp út bên bàn tay trái. Họ cho rằng ngón tay áp út bên tay trái có một tĩnh mạch liên kết với nhịp đập con tim của mỗi người.
  • Người Trung Quốc thì lại có quan niệm khác. Họ quy định ngón cái tượng trưng cho cha mẹ, ngón trỏ tượng trưng cho anh em, ngón giữa là chính mình, ngón áp út tượng trưng cho người bạn đời, ngón út là anh em. Vì vậy mà người Trung Quốc đeo nhẫn ở ngón áp út bên tay trái.

Thiết kế nhẫn

Nhẫn cưới ngày xưa được làm từ các chất liệu tự nhiên như: cây lá, xương động vật, ngà voi,…Theo thời gian, với trí tuệ và sáng tạo của con người trong thời đại mới. Nhẫn cưới đã dần biến hóa sang với những chất liệu vàng, bạc, đồng,… hoặc đa dạng hơn. Về kiểu dáng, nhẫn cưới được thiết kế khác hẳn so với nhẫn đính hôn. Nhẫn đính hôn được trang trí cầu kỳ với nhiều chi tiết tinh tế. Còn nhẫn cưới lại được thiết kế khá đơn giản để phù hợp với cả cô dâu và chú rể. Đa số nhẫn cưới là dạng nhẫn tròn trơn, không có nhiều họa tiết trên thân.

Nhẫn thời cổ đại

Ngày nay, nhiều cặp đôi yêu thích sự cầu kì nên nhẫn cưới được điêu khắc khá tinh tế. Bên cạnh đó nhẫn cưới nhưng vẫn giữ được nét trơn cổ điển. Nhẫn cưới có thể đính một vài viên đá chìm để tăng thêm nét mềm mại cho chiếc nhẫn. Đặc biệt, nhiều nhẫn cưới còn được khắc tên hoặc ngày cưới vào mặt bên trong của nhẫn.

Ngoài những sự khác biệt trên thì nhẫn cưới và nhẫn đính hôn có điểm chung về chất liệu. Ngoài ra, hai loại nhẫn này còn có một điểm chung nữa là đều được đeo ở ngón áp út.

Sau đám cưới, nhiều cô dâu không biết đeo nhẫn đính hôn ở đâu vì không muốn cất đi. Để giải quyết vấn đề này, nhiều người đã chọn cách đeo cả hai chiếc nhẫn vào ngón áp út. Ngoài ra, một số cô dâu lại lựa chọn đeo nhẫn đính hôn vào ngón áp út bàn tay phải và đeo nhẫn cưới vào ngón áp út bàn tay trái.

Tổng hợp bởi Trangdoan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *