Mục lục
URUSHI (VERNI NHẬT)
Từ nhiều thế kỷ qua, urushi luôn luôn được giữ bí mật. Bí quyết urushi có tính gia truyền, chỉ truyền từ cha đến con trai. Kỹ thuật này có nguồn gốc từ Trung Quốc, xuất hiện vào đời Hán, và phát triển suốt đời Đường, sau đó được truyền sang Nhật. Từ thời Nara, kỹ thuật urushi phát triển mạnh mẽ cho đến cuối thế kỷ 16 và đầu thế kỷ 17, đặc biệt là vào triều đại Azuchi – Mozoyama.
Nhựa cây urushi
Kỹ thuật urushi là quét nhiều lớp sơn hoặc verni lên bề mặt gỗ và kim loại, gần tương tự kỹ thuật sơn mài của Việt Nam. Các lớp sơn này được lấy từ nhựa cây urushi, có nhiều tính chất thích hợp trong chế tác kim loại, có khả năng chống ẩm và các điều kiện khí hậu khác, chống mối mọt và côn trùng. Nhựa urushi bền, tương đối đàn hồi, có khả năng tạo màu sắc đặc biệt.
Các loại urushi
Nhựa urushi có thể được dùng ở dạng tinh khiết hoặc pha loãng. Mỗi loại đều có các yêu cầu sử dụng riêng.
Lớp nền thường là ki – urushi, ngoài ra còn có thể sử dụng sesame, nama – sukinaka muri và isebaya. Isebaya còn được dùng làm lớp bề mặt. Để có màu vàng có thể sử dụng togidashi nashiriji, ngoài ra còn dùng aka roiro và suai làm chất tạo màu.
Để có màu đen bóng và trong suốt có thể sử dụng hon kuro, có thể sử dụng thêm chất tạo màu đen phối hợp với kuro roiro. Trong một số trường hợp người Nhật còn dùng vỏ trứng với sukinaka nuri.
Chuẩn bị màu sắc
Lớp nền thường là nhựa urushi không pha loãng. Khi muốn có màu, trước hết phải pha loãng nhựa sau đó sử dụng các chất tạo màu tương ứng.
Quy trình
Urushi có thể được dùng cho nhiều loại bề mặt, từ gỗ, da, gốm sứ, cho đến kim loại. Yêu cầu cơ bản là bề mặt phải rất sạch, bạn cần dùng giấy nhám làm sạch bề mặt, và dùng trichlorothylenne để tẩy dầu mỡ.
Các ứng dụng cơ bản
Nói chung, lớp nền thường dùng ki-urushi, nếu sử dụng vỏ trứng làm nền, bạn hãy dùng sukinaka nuri. Sau khi lớp nền khô, bạn dùng giấy nhám nước mịn để chà bóng, và quét lớp thứ hai.
Lớp thứ hai thường sử dụng urushi pha với chất tạo màu. Do cần tạo nhiều lớp liên tiếp bằng bút lông hoặc cọ vẽ, mỗi lớp phải được để khô trong không khí có độ ẩm tối thiểu 60%.
Sau khi lớp này khô, bạn dùng giấy nhám nước chà bóng bề mặt, độ mịn giấy nhám thường dùng là 800 – 1000. Sau khi chà bóng bạn hãy quét lớp kế tiếp và áp dụng quy trình nêu trên.
Lớp ngoài cùng là isebaya, lớp này sẽ tạo độ bóng rất cao, bạn hãy để trong 20 phút, sau đó dùng vải mịn lau sạch bề mặt và sấy trong lò điện 100 – 150oC khoảng 3 giờ. Một số loại, chẳng hạn suai, nashiji, hon kuron, có thể không có độ bóng cao.
Sau khi thực hiện lớp ngoài cùng, bạn cần tạo độ bóng cho sản phẩm. Trước hết bạn cần đánh bóng bằng hợp chất kagayaki, sau đó mài bóng bằng hợp chất migaki 5000.
Ứng dụng 1
Trước hết bạn hãy sử dụng lớp aka roiro với chất tạo màu đỏ trên lớp nền, sau đó bạn hãy đặt các hạt gạo hoặc nếp lên bề mặt và để khô khoảng 20 phút trong lò. Lấy tấm này ra khỏi lò, cẩn thận gỡ hết các hạt gạo ra, và đưa vào lò trở lại trong 3 giờ. Sau khi khô bạn không nên chà bóng bề mặt bằng giấy nhám. Các lớp kế tiếp là kuro roiro với chất tạo màu đen. Bạn hãy chà bóng lớp kuro roiro thứ nhất một cách nhẹ nhàng, tránh hư hại các vết do hạt gạo để lại. Sau mỗi lớp bạn cần chà bóng nhẹ nhàng, giảm dần sự nhấp nhô bề mặt do hạt gạo để lại, cho đến khi bề mặt hoàn toàn phẳng. Cuối cùng, bạn hãy dùng lớp hon kuro pha với long não, sau khi lớp này khô bạn hãy chà bóng bằng giấy nhám mịn 2000.
Ứng dụng 2
Bạn hãy quét một lớp hon kuro pha loãng, đặt các hạt gạo lên bề mặt và để khô trong lò khoảng 20 phút, gỡ các hạt gạo, sau đó sấy trong lò khoảng 3 giờ. Quét lớp thứ hai, sử dụng aka roiro với chất tạo màu xanh, sấy và chà bóng. Quét lớp thứ ba, sử dụng aka roiro với hàm lượng chất tạo màu xanh cao hơn lớp thứ hai, sấy và chà bóng. Quét lớp cuối cùng, sử dụng isebaya, hoàn tất bằng cách đánh bóng và mài bóng.
Ứng dụng 3
Bạn hãy chuẩn bị dung dịch aka roiro với chất tạo màu xanh, quét lên bề mặt và sử dụng nêu trên. Sau đó sử dụng hai lớp aka roiro, một lớp dùng chất tạo màu xanh lam, lớp còn lại dùng chất tạo màu xanh lục, sấy khô và chà bóng. Lớp cuối cùng là isebaya, sau khi khô bạn hãy hoàn tất bằng cách đánh bóng và mài bóng.
Ứng dụng 4
Lớp thứ nhất là aka roiro với chất tạo màu đỏ, thay vì dùng gạo, bạn hãy dùng các hạt mì sợi nhỏ trên bề mặt lớp thứ nhất, các bước thực hiện tương tự quy trình nêu trên. Sau đó bạn hãy quét vài lớp, sử dụng suai, chà bóng sau khi khô bằng giấy nhám 2000, cuối cùng bạn hãy đánh bóng và mài bóng.
Ứng dụng 5
Trong ứng dụng này, lớp nền là aka roiro với chất tạo màu xanh sẫm và các hạt mì nhỏ trên bề mặt. Sau đó bạn hãy quét vài lớp aka roiro với lượng chất tạo màu xanh giảm dần, chà bóng bằng giấy nhám cho từng lớp. Lớp ngoài cùng là isebaya, sau đó bạn hãy đánh bóng và mài bóng.
Ứng dụng 6
Bạn hãy sử dụng aka roiro với chất tạo màu gốm và đặt trên một lớp, sau đó đặt các sợi mì ống với hình dạng khác nhau lên bề mặt và thực hiện như các quy trình nêu trên. Các lớp kế tiếp sử dụng aka roiro với lượng chất tạo màu trắng giảm dần, chà bóng cho từng lớp. Lớp ngoài cùng là isebaya, sau đó bạn hãy đánh bóng và mài bóng.
Ứng dụng 7
Lớp nền là hon kuro, trên lớp này là các sợi mì ống, và thực hiện như các quy trình nêu trên. Các lớp kế tiếp sử dụng aka roiro với màu xanh lục cho một nửa diện tích bề mặt, nửa còn lại sử dụng aka roiro với màu xanh dương. Lớp ngoài cùng là isebaya, sau đó bạn hãy đánh bóng và mài bóng.
Ứng dụng 8
Lớp nền là kuro roiro với màu đen, bạn có thể sử dụng các hạt gạo, tấm, mì, … để tạo hoa văn. Lớp kế tiếp lá aka roiro với màu trắng. Các lớp ngoài sử dụng suai pha loãng. Bạn hãy chà bóng giấy nhám 2000, sau đó đánh bóng và mài bóng.
Ứng dụng 9
Bạn hãy quét một lớp ki – urushi mỏng lên bề mặt nhám để tạo sự tương phản, sấy khô trong lò và không chà bóng.
Ứng dụng 10
Bạn hãy quét lớp hon kuro tương đối dày để tạo bề mặt nhám, sau đó quét các lớp aka roiro với màu đỏ, lần lượt sấy khô và chà bóng. Cuối cùng bạn hãy quét lớp suai loãng, chà bóng bằng giấy nhám 2000, đánh bóng và mài bóng.
Ứng dụng 11
Lớp nền là togidashi nasiji loãng, bạn hãy rắc bột nhôm mịn lên bề mặt và sấy khô trong lò. Tiếp theo là lớp togidashi nashiji loãng, sau khi khô cần phải chà bóng. Bạn hãy lặp lại quy trình này, lần lượt phun bột nhôm lên từng lớp. Cuối cùng bạn hãy đánh bóng và mài bóng.
Ứng dụng 12
Trên lớp togidashi nashiji bạn hãy đặt các lá vàng mỏng, sấy khô trong lò khoảng 3 giờ. Lớp kế tiếp cũng là togidashi nashiji, sấy khô, chà bóng bằng giấy nhám 2000, đánh bóng và mài bóng.
Ứng dụng 13
Lớp nền là sukinaka nuri, sau khi khô bạn hãy chà bóng. Lớp kế tiếp là sukinaka nuri, khi lớp này còn ướt bạn hãy đặt các mảnh vỏ trứng sát nhau. Mảnh vỏ trứng phải được gỡ bỏ lớp màng bên trong và đặt úp lên bề mặt. Sau đó bạn quét vài lớp sukinaka nuri, sấy các lớp và chà bóng lớp cuối cùng.
Vòng đeo tay
Vòng đeo tay được tạo từ các tấm kim loại hơi cong. Toàn bộ quy trình được minh họa theo từng bước.