Mục lục
tráng men
Kỹ thuật tráng men cho phép tạo màu với nhiều cấp độ khác nhau. Hai yếu tố chính trong kỹ thuật tráng men là thủy tinh và nhiệt độ. Bạn cần có lò nung đạt nhiệt độ trên 900oC.
Các loại men
Men là vật liệu được thủy tinh hóa ở mức độ cao, thành phần chính gồm silicate, borate, aluminate, và các ox-ide tạo màu. Men có thể được dùng ở nhiều dạng, chẳng hạn bột ướt, bột khô, hỗn hợp với dầu. Loại hỗn hợp với dầu có tác dụng tương tự sơn dầu. Hiện có ba loại men chính là men trong suốt, men đục và men mờ.
Rửa men
Men bột mua từ các cửa hàng, cần rửa sạch và nghiền mịn trước khi sử dụng. Bạn hãy đổ nước vào bột men, dùng cối và chày để nghiền mịn.
Ứng dụng
Men trong suốt và trong mờ luôn luôn phụ thuộc vào bề mặt nền. Nói chung có thể tráng men cho vàng, bạc, đồng, nhưng không thể tráng men cho hợp kim chứa nhiều đồng. Kim loại phải được ủ và làm sạch bề mặt trước khi tráng men. Men trong suốt có thể được dùng với lá vàng hoặc bạc để tang hiệu quả.
Men cần được tráng theo các lớp mỏng và đồng nhất. Nơi làm việc phải rất sạch, không có bụi hoặc các tạp chất.
Chất trợ dung và men bảo vệ
Để giảm ứng suất trong kim loại khi nung nóng, bạn cần tráng lớp men bảo vệ ở phía đối diện. Điều này cần được thực hiện với kim loại tấm, trừ các tấm dày. Khi sử dụng men trong suốt, bạn cần quét lớp trợ dung ở mặt trước. Sau khi nung nóng, bạn có thể quét lớp men mỏng lên bề mặt và tiếp tục nung nóng.
Nung nóng
Men nhiệt độ cao (men cứng) đòi hỏi nung nóng đến 950oC, các loại men khác có khoảng nhiệt độ nung 750 – 825oC, thông dụng là 900oC. Thời gian nung tùy thuộc màu sắc, loại men, chiều dày chi tiết được tráng men.
Men thủy tinh hóa
Men thủy tinh hóa được chuẩn bị bằng cách đặt men bột lên tấm kính, pha trộn với dầu thực vật cho đến khi đạt đột sệt tương tự sơn dầu. Men này được quét phía trên lớp men đục màu trắng. Thời gian nung thường ngắn hơn so với men bột.
Kỹ thuật Cloisonné
Cloisonné là kỹ thuật xuất hiện ở vùng Lưỡng Hà và Ai Cập cổ, được coi là sự thay thế cho các đá quý. Kỹ thuật này phát triển mạnh ở vùng Byzantines. Quy trình bao gồm phân chia bề mặt thành các ô nhỏ, sử dụng dây vàng, bạc, đồng, và tráng men từng ô.
Một số nghệ nhân sử dụng vàng để hàn các dây phân chia ô, nhưng phương pháp phổ biến là sử dụng chất trợ dung tráng men. Trước hết, bạn cần vẽ hoặc khắc hình ảnh trang trí lên bề mặt, sau đó quét một lớp chất trợ dung men, nung nóng để ổn định men và đặt các dây phân chia ô lên bề mặt. Có thể dùng keo dán để cố định các dây này.
Sau khi sắp xếp các dây vào vị trí, bạn cần nung nóng toàn bộ, tô màu cho các ô và nung nóng lại. Cuối cùng, trên bề mặt men bạn có thể lát hoặc cẩn đá carborundum, và nung nóng lầ cuối để hoàn tất.
Kỹ thuật Grisaille
Kỹ thuật này thường được thực hiện trên bề mặt tối với các lớp men đặc biệt, thường là men đục hoặc men mờ. Sau khi nung nóng, nền men trắng đục hòa với bề mặt tối, tạo ra các tông xám. Với nhiều lớp liên tiếp, hoa văn trang trí sẽ có dáng vẻ mờ ảo.
Kỹ thuật Plique-à-jour
Trong kỹ thuật này, lớp men tỏng suốt được thực hiện giữa các đường gờ nổi. Việc sử dụng nhiều lớp men trên hoa văn trang trí sẽ tạo ấn tượng trương tự lớp sơn lên thủy tinh. Do không sử dụng bề mặt nền, ánh sáng có thể đi qua men.
Kỹ thuật Champlevé
Kỹ thuật này được áp dụng vào các thể kỷ đầu công nguyên, chủ yếu dùng trong các tác phẩm nghệ thuật về tôn giáo.
Champlevé sử dụng men cho các đường nét được chạm khắc trên bề mặt kim loại. Sau khi tráng và nung nóng men, có thể cẩn đá carborundum và nung nóng lần cuối.
Trong lò nung, men nị co lại, do đó cần dùng vài lớp men trên bề mặt để tang hiệu quả màu sắc và ổn định men.
Tráng men ghim cài
Bạn cần thiết kế và chọn màu cẩn thận trước khi thực hiện việc tráng men cho ghim cài. Phần này sẽ giới thiệu các bước sử dụng kỹ thuật Champlevé để chế tạo ghim cài.
Kỹ thuật Niello
Niello thực chất không phải men, nhưng quy trình áp dụng và kỹ thuật tương tự kỹ thuật tráng men, xuất hiện vào thế kỷ thứ IV đến thứ VIII, sau đó được ứng dụng ở Ấn Độ và các nước Hồi giáo. Kỹ thuật trang trí này tương đối đơn giản, không đòi hỏi lò nung và các hóa chất đặc biệt.
Thành phần Niello
Niello là hợp kim gồm Ag, Cu, Pb, và S. Hợp kim này có màu xám, tạo sự tương phản cao khi ở trên bề mặt vàng hoặc bạc. Ưu điểm cơ bản là nhiệt độ nóng chảy thấp, quy trình tương đối đơn giản.
Chuẩn bị
Trước hết, bạn hãy nấu chảy Cu, Ag, và Pb với borax nồi chuyên dùng. Sau khi nóng chảy, bạn hãy cung cấp lưu huỳnh với lượng tương đối lớn và chất phụ gia là NH4Cl. Quá trình nấu chảy phải được thực hiện ở nơi thông gió, bạn hãy khuấy hỗn hợp bằng thanh gỗ. Sau khi hỗn hợp ngừng bốc khói, bạn hãy rót vào khuôn và để nguội, nghiền hỗn hợp thành bột, bổ sung thêm lưu huỳnh và nấu chảy trở lại.
Bạn hãy nghiền hỗn hợp thành bột mịn, sử dụng chày và cối bằng thép. Bạn hãy pha gum arabic với nước, rót dung dịch này vào bột Niello.
Niello thường được dùng cho các bề mặt được chạm khắc với chiều sâu không quá 1 mm.
Ứng dụng
Bề mặt kim loại phải được rửa sạch bằng acid và tẩy hết dầu mỡ. Bạn hãy thấm ướt bề mặt bằng chất trợ dung, dùng cọ vẽ để quét lớp Niello và để khô. Đặt chi tiết lên tấm thép mỏng và nung nóng trong lò hoặc mỏ hàn, chú ý không để ngọn lửa tiếp xúc với lớp Niello, không để nhiệt độ tăng quá nhanh.
Sau khi để nguội, bạn hãy giũa và chà bóng bằng giấy nhám.
Các biện pháp an toàn
Niello chứa chì, đây là chất độc, do đó cần tránh các mạt giũa gây ô nhiễm các kim loại khác. Bạn cần giũa sản phẩm Niello ở nơi riêng, bảo quản nồi nấu và giấy nhám một cách cẩn thận, tránh tiếp xúc với các sản phẩm khác. Cần nung nóng ở nơi thoáng gió, tránh tiếp xúc với khói, do khói này rất độc.