Mục lục
Cẩn đá quý
Trong kỹ thuật kim hoàn, đá quý được dùng rộng rãi. Có nhiều kỹ thuật được dùng để cẩn đá quý, tùy thuộc vào loại đá, hình dạng sản phẩm, và tính thẩm mỹ.
- Các loại đá quý trên bề mặt
- Cẩn đá quý trên bộ đèn chùm
Các dụng cụ
Dụng cụ cần thiết để cẩn đá quý tương đối rẻ tiền và dễ chế tạo. Các dụng cụ cơ bản bao gồm dao chạm khắc với nhiều hình dạng và kích cỡ, đèn cồn, sáp, thanh định vị, máy mài và đèn chiếu sáng.

Một số dụng cụ cơ bản để cấn đá quý.
Thanh định vị
Thanh này được dùng để đưa đá quý vào vị trí cần thiết. Bạn có thể tự chế thanh định vị từ cây giũa cũ. Cây chế thanh định vị từ cây giũa cũ. Cây giũa bị mòn, bạn có thể dùng lại bằng cách ủ mềm đầu giũa, dùng đá mài để tạo hình cho đầu giũa này theo yêu cầu, đầu kia bạn có thể gắn cán gỗ.
Để đầu thanh định vị không bị trượt khi cẩn đá, bạn có thể làm nhám phía đầu bằng cây giũa khác.

Các dạng đầu thanh định vị.
Dao chạm khắc
Dao chạm khắc thường bằng thép, được dùng để chạm khắc bề mặt kim loại, thực hiện các điều chỉnh cần thiết, thực hiện các trang trí. Tùy theo công dụng, mũi dao có dạng phẳng, tròn, hoặc vát.

Góc cắt ở mũi dao chạm khắc
- 1. Dao chạm khắc trước và sau khi tạo hình mũi cắt.
- 2. Trong khi mài cần dùng nước để làm nguội mũi dao.
- 3. Tiếp tục làm nguội mũi dao bằng nước khi mài góc cắt.
- 4. Sau khi mài, cần mài bóng mũi dao bằng đá dầu
Sáp và thanh gài
Đá quý được cẩn, được định vị chắc chắn trên nền, nền này thường được làm từ loại sáp đặc biệt. Nền sáp được định vị với các thanh có hình dạng thích hợp.
Sáp định vị được chế tạo từ cánh kiến đỏ, nhựa thông, và hoàng thổ. Tỉ lệ của ba thành phần này tùy thuộc vào thói quen và điều kiện khí hậu, thường dùng với các phần bằng nhau. Mặc dù loại sáp này tương tự nhựa xi nhưng có độ bền cao hơn và chức năng hoàn toàn khác.
- Bạn hãy làm nóng chảy từ từ các thành phần trong nồi, chú ý không để sôi. Rót hỗn hợp loãng lên tấm thép ướt và để nguội, sau đố dùng búa đập thành các miếng nhỏ
- Để làm mềm sáp định vị, bạn hãy nấu sáp bằng đèn cồn. Trước hết, bạn hãy quét một lớp dầu mỏng lên viên đá để dễ dàng lấy đá ra khỏi sáp định vị khi công việc hoàn tất. Để loại bỏ phần sáp dư, bạn hãy nấu sôi trong dung dịch amôni loãng
Dụng cụ cầm tay có động cơ
Bạn cần có các mũi cắt với hình dạng và kích cỡ khác nhau. Các mũi cắt hình cầu hoặc lõm thường được dùng để khoét bề mặt kim loại tạo nền cẩn đá. Mặc dù động cơ với trục mềm tương đối thuận tiện, nhưng bạn nên dùng loại động cơ nhỏ có thể lắp ở cán dụng cụ để tăng tính linh hoạt.

Trục mềm có động cơ ở cách xa cán dụng cụ, công suất được truyền qua trục này. Cả động cơ nhỏ và động cơ trục mềm đều có cùng chức năng. Việc lựa chọn động cơ tùy thuộc vào yêu cầu công việc.
Thanh định vị
Để cẩn đá một cách chính xác, bạn cần sử dụng các công cụ đặc biệt, có thể giữ và điều chỉnh các viên đá nhỏ một cách chính xác.
- 1. Nghiền than củi thành bột mịn, ủ cả hai đầu mũi đột cũ, dùng búa đập phẳng mũi đột này
- 2. Trộn bột than với sáp, tạo thành hỗn hợp dẻo, đắp hỗn hợp này lên mũi đột phẳng, vuốt đều hai đầu
- 3. Sau khi hoàn tất, dụng cụ này sẽ đủ cứng để ổn định hình dạng.