Một trong những điều đầu tiên mà hầu hết mọi người tìm hiểu về kim cương cần biết. Đó là không phải tất cả kim cương đều được tạo ra như nhau. Trong thực tế, mỗi viên kim cương là duy nhất. Kim cương có nhiều kích cỡ, hình dạng, màu sắc và có các đặc điểm bên trong khác nhau.
Tất cả kim cương đã qua chế tác đều có giá trị. Giá trị đó dựa trên sự kết hợp của nhiều yếu tố. Độ quý hiếm là một trong những yếu tố đó. Những viên kim cương có những chất lượng nhất định thì hiếm hơn và có giá trị hơn so với những viên kim cương không đạt chất lượng đó.
Các chuyên gia trang sức sử dụng một hệ thống quy chuẩn để đánh giá và thảo luận về các yếu tố này. Nếu không, sẽ không có cách nào để so sánh các viên kim cương với nhau. Và cũng không có cách nào để đánh giá và thảo luận về chất lượng của từng viên kim cương riêng lẻ. Các chuyên gia kim cương sử dụng hệ thống phân loại do GIA phát triển vào những năm 1950. Tổ chức này đã thiết lập việc sử dụng bốn yếu tố quan trọng để mô tả và phân loại kim cương: Độ sạch (Clarity), Màu sắc (Color), Cắt mài (Cut) và Trọng lượng theo đơn vị carat (Carat Weight).
Hệ thống phân loại được gọi là “Tiêu chuẩn 4C”. Khi kết hợp cả bốn yếu tố trên, chúng ta sẽ có được chất lượng của một viên kim cương thành phẩm. Giá trị của một viên kim cương thành phẩm được dựa trên sự kết hợp này.
Giá trị của một viên kim cương thường bị ảnh hưởng bởi một hoặc nhiều các yếu tố trong tiêu chuẩn 4C. Kim cương không màu là rất hiếm, hầu hết các viên kim cương đều có màu vàng hoặc nâu. Vì vậy, viên kim cương không màu được xếp cao hơn trong thang phân loại màu so với viên kim cương có màu vàng nhạt. Giá trị và độ hiếm có liên quan nhau: Trong trường hợp này, một viên kim cương không màu hiếm hơn và có giá trị hơn một viên kim cương có màu vàng nhạt. Và các yếu tố còn lại như độ sạch, cắt mài và trọng lượng carat cũng sẽ tương tự.
Tiêu chuẩn 4C mô tả chất lượng riêng của một viên kim cương và giá trị của mỗi viên kim cương dựa trên các chất lượng này. Các thuật ngữ mà mọi người sử dụng để thảo luận về tiêu chuẩn 4C đã trở thành một phần của ngôn ngữ quốc tế mà các chuyên gia trang sức có thể sử dụng để mô tả và đánh giá từng viên kim cương.
Ngày nay, các mô tả về từng tiêu chuẩn 4C chính xác hơn so với những mô tả được áp dụng cho hầu hết các hàng hóa tiêu dùng khác. Ba trong số đó là – màu sắc (color), độ sạch (clarity) và trọng lượng carat (carat Weight) – là cơ sở cho hệ thống phân loại kim cương đầu tiên được thiết lập ở Ấn Độ hơn 2.000 năm trước.
COLOR – MÀU SẮC
Sự khác biệt nhỏ không dễ phát hiện của màu sắc, có thể ảnh hưởng đáng kể đến giá trị của kim cương. Hai viên kim cương có cùng độ sạch, trọng lượng và cắt mài, giá trị có thể sẽ khác nhau nếu khác nhau về màu sắc. Ngay cả khi có sự khác biệt nhỏ nhất về màu sắc cũng có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể về giá trị.
Kim cương có nhiều màu. Những viên kim cương có phạm vi màu sắc từ không màu đến vàng nhạt và nâu nằm trong dãy màu thông thường. Trong phạm vi đó, kim cương không màu là loại hiếm nhất, vì vậy chúng có giá trị cao nhất. Nó được lấy làm chuẩn để phân loại và định giá các viên kim cương khác trong dãy màu thông thường.
Tại phòng giám định GIA, kim cương được phân cấp màu bằng cách so sánh chúng với những viên kim cương chuẩn. Chúng có giác cắt tròn có màu sắc đã được xác định trước, được gọi là đá mẫu (đá dùng để so sánh đối chiếu).
Nhiều viên kim cương phát ra ánh sáng nhìn thấy được gọi là huỳnh quang khi chúng tiếp xúc với bức xạ cực tím (UV). Mặc dù không được nhìn thấy bằng mắt người, nhưng bức xạ UV có ở khắp mọi nơi. Ánh sáng mặt trời cũng chứa nó. Đèn huỳnh quang cũng phát ra nó. Trong điều kiện thích hợp, ta có thể thấy sự phát huỳnh quang chiếm khoảng 35% kim cương.
Màu xanh là màu huỳnh quang phổ biến nhất trong kim cương. Trong những trường hợp hiếm thì màu phát huỳnh quang có thể có màu trắng, vàng, cam hoặc nhiều màu khác.
Sự phát huỳnh quang màu xanh mạnh có thể làm cho viên kim cương màu vàng nhạt trông gần như không màu dưới ánh sáng mặt trời. Màu xanh và màu vàng là màu đối lập và có xu hướng triệt tiêu lẫn nhau, vì vậy màu xanh huỳnh quang che lấp màu vàng. Nếu phát huỳnh quang quá mạnh, nó có thể làm cho viên đá có màu đục hoặc giống như dầu, điều này có thể làm giảm giá trị của viên kim cương.
VỀ MÀU SẮC KIM CƯƠNG
Việc đánh giá màu sắc của hầu hết các viên kim cương chất lượng quý được dựa trên sự vắng mặt của màu sắc. Một viên kim cương tinh khiết về mặt hóa học và cấu trúc hoàn hảo thì không có màu sắc. Chúng giống như một giọt nước tinh khiết và do đó, nó có giá trị cao hơn những viên không đạt tiêu chuẩn đó. Hệ thống phân cấp màu từ D đến Z của GIA. Hệ thống đo lường mức độ không màu bằng cách so sánh một viên đá với các viên đá mẫu. Đó là những viên đá màu chuẩn dưới ánh sáng có kiểm soát (đã loại bỏ tia cực tím) và trong điều kiện quan sát đặc biệt.
Thang đo màu từ D đến Z của GIA là hệ thống phân cấp được chấp nhận rộng rãi nhất trong ngành giám định kim cương. Thang đo bắt đầu bằng chữ D, đại diện cho cấp không màu và tiếp theo là sự hiện diện ngày càng tăng của màu sắc. Và dãy màu kết thúc bằng cấp độ màu Z.
Nhiều trường hợp khác biệt màu sắc này rất khó nhận biết. Chúng không thể nhận thấy được dưới mắt của người chưa được huấn luyện. Tuy nhiên, những sự khác biệt này tạo ra sự khác biệt rất lớn về chất lượng và giá trị kim cương.
PHÂN CẤP MÀU KIM CƯƠNG
Nguồn: GIA
Những bài viết liên quan:
CÁC YẾU TỐ CHẤT LƯỢNG CỦA KIM CƯƠNG - PHẦN 2
CÁC YẾU TỐ CHẤT LƯỢNG CỦA KIM CƯƠNG - PHẦN 3
CÁC YẾU TỐ CHẤT LƯỢNG CỦA KIM CƯƠNG - PHẦN 4