CUT - CẮT MÀI
Một viên Kim cương thành phẩm đẹp thì chiếu sáng rực rỡ. Mọi mặt giác đều cho thấy kỹ năng và sự chăm chút tỉ mỉ của người thợ cắt mài. Khi một viên kim cương tương tác với ánh sáng, mọi góc độ và mọi mặt giác đều tác động đến lượng ánh sáng quay trở lại mắt. Đây là những gì mang lại cho vẻ bề ngoài của viên đá.
Các mặt giác của một viên kim cương quyết định cách ánh sáng di chuyển đi vào nó. Nếu ánh sáng đi xuyên qua phần trên và đi ra ngoài ở phần đáy, viên kim cương sẽ trông tối và không chiếu. Kim cương có tỷ lệ các phần khác nhau và đánh bóng tốt giúp ánh sáng di chuyển tốt hơn và sẽ chiếu sáng, đầy màu sắc và lấp lánh.
Một viên kim cương đẹp như cách vừa mô tả vì ba hiệu ứng quang học: Sự phản xạ ánh sáng trắng gọi là độ sáng, sự nhấp nháy màu gọi là độ rực lửa và các vùng sáng và tối gọi là sự lấp lánh. Hình ảnh viên đá là kích thước tương đối. Sự sắp xếp và độ tương phản của các vùng sáng và tối xuất phát từ sự phản xạ bên trong và bên ngoài của kim cương. Phải có đủ độ tương phản giữa các vùng sáng và tối để tạo ra hình ảnh viên kim cương có vẻ lanh và sắc nét.
VÀI ĐIỀU VỀ CẮT MÀI KIM CƯƠNG
Kim cương nổi tiếng với khả năng truyền ánh sáng và sự lấp lánh rất mãnh liệt. Chúng ta thường nghĩ đến khái niệm cắt mài kim cương là nói đến hình dạng (tròn, Emerald, giọt nước). Nhưng thật ra việc phân cấp cắt mài kim cương là đánh giá việc các mặt giác của kim cương tương tác với ánh sáng tốt như thế nào.
Tài nghệ và tay nghề đặc biệt của người thợ cắt mài là cần thiết để tạo ra một viên đá đẹp. Đó là tỉ lệ giữa các phần, tính đối xứng và độ đánh bóng của nó mang lại sự phản chiếu tuyệt vời của ánh sáng (chỉ có thể có đối với kim cương).
Chất lượng cắt mài là rất quan trọng đối với vẻ đẹp và giá trị cuối cùng của kim cương. Và trong các tiêu chuẩn 4C, cắt mài là yếu tố phức tạp nhất và khó phân tích nhất về mặt kỹ thuật.
Hệ thống phân cấp cắt mài của GIA cho kim cương tròn giác cúc tiêu chuẩn đánh giá dựa trên bảy yếu tố. Ba yếu tố đầu là độ chiếu sáng, độ rực lửa và độ lấp lánh nhằm xem xét về vẻ ngoài tổng thể của viên kim cương. Bốn yếu tố còn lại là tỉ lệ theo trọng lượng, độ bền, độ đánh bóng và độ cân đối nhằm đánh giá thiết kế và tài nghệ, mức độ tỉ mỉ của thợ cắt.
BRIGHTNESS – ĐỘ CHIẾU SÁNG
Ánh sáng trắng bên trong và bên ngoài phản chiếu từ viên kim cương.
FIRE – ĐỘ RỰC LỬA
Sự tán xạ của ánh sáng trắng thành nhiều màu sắc trong dãy màu cầu vồng.
SCINTILLATION – ĐỘ LẤP LÁNH
Sự lấp lánh của một viên kim cương tạo ra và hình ảnh của các vùng sáng và tối gây ra bởi sự phản chiếu bên trong viên kim cương.
PHÂN CẤP GIÁC CẮT KIM CƯƠNG
EXCELLENT
Viên kim cương có hình ảnh các vùng sáng và tối đồng đều, đạt cấp độ cao nhất ở tất cả các yếu tố quyết định trong việc phân cấp cắt mài.
Mặc dù tỉ lệ các mặt cắt của nó khác với viên kim cương trong ví dụ đầu tiên, viên kim cương này cũng có hình ảnh các vùng vùng sáng và tối đồng đều và đạt cấp độ cao nhất ở tất cả các yếu tố quyết định trong việc phân cấp cắt mài.
Viên kim cương này cũng đạt cấp độ cao nhất ở tất cả các yếu tố quyết định trong việc phân cấp cắt mài.
VERRY GOOD
Kim cương đạt phân cấp này được xác định qua độ sáng, độ lấp lánh và độ đánh bóng. Mặc dù không có phần riêng lẻ nào có thể khiến độ sáng hoặc độ lấp lánh của nó hoạt động kém. Nhưng sự kết hợp của bộ tỉ lệ các phần riêng lẻ này dẫn đến sự gia tăng độ tối trong các giác đáy chính.
Kim cương đạt phân cấp này được xác định qua độ rực lửa, độ lấp lánh và tỉ lệ trọng lượng của nó. Nó có hình ảnh “splintery – sớ sợi”, rất có thể là do chiều cao phần trên cao hơn và góc phần trên hơi dốc, kết hợp với các giác gờ dưới khá dài.
Kim cương đạt phân cấp này được xác định qua độ sáng, độ lấp lánh và độ hoàn thiện. Có một chút tối trong mặt bàn và dọc theo các giác gờ trên.
GOOD
Kim cương đạt phân cấp này bị giới hạn bởi sự lấp lánh của nó. Trong trường hợp này, góc phần đáy hơi nông tạo ra các giác đáy chính bị tối.
Kim cương đạt phân cấp này được xác định qua độ rực lửa, độ lấp lánh và tỉ lệ trọng lượng của nó. Góc phần trên hơi dốc, kết hợp với phần đáy cũng khá dốc và tổng chiều dày này. Do đó kết quả là thấy trong viên kim cương có một vòng hơi tối trong phạm vi phần rìa của mặt bàn, cũng như tại các giác gờ trên cũng hơi tối.
Kim cương đạt phân cấp này bị giới hạn bởi độ lấp lánh của nó. Góc cắt của phần trên nông và chiều cao phần trên thấp dẫn đến hình ảnh viên đá khi nhìn trực diện thấy thiếu sự tương phản và bị tối cục bộ (đặc biệt là trong khu vực mặt bàn).
FAIR
Kim cương đạt phân cấp này bị giới hạn bởi độ lấp lánh của nó. Sự kết hợp của góc cắt phần trên nông và góc cắt phần đáy hơi nông dẫn đến hình ảnh viên đá khi nhìn trực diện thiếu độ tương phản và nhìn chung thấy viên đá bị tối.
Kim cương đạt phân cấp này được xác định qua độ rực lửa, độ lấp lánh và tỉ lệ trọng lượng của nó. Góc cắt phần trên hơi dốc, kết hợp với góc cắt phần đáy dốc và tổng chiều dày lớn, khiến viên kim cương này nhìn chung thấy bị tối trong khu vực mặt bàn và rất tối ở khu vực giác gờ trên.
Kim cương đạt phân cấp này bị giới hạn bởi độ sáng và độ lấp lánh của nó. Phần mặt bàn lớn và chiều cao phần trên hơi nông. Với góc cắt phần đáy, tạo ra hình ảnh viên đá nhìn chung bị tối, cùng với hiệu ứng mắt cá nhỏ, điều này càng trở nên rõ ràng hơn khi nghiêng viên kim cương.
POOR
Kim cương đạt phân cấp này bị giới hạn bởi tỉ lệ trọng lượng của nó. Mặc dù hầu hết tỉ lệ các phần của viên kim cương này là khá chuẩn, nhưng phần gờ cực dày làm tăng đáng kể tổng chiều dày. Do đó, đường kính viên kim cương này nhỏ hơn nhiều so với trọng lượng carat tương ứng của nó.
Kim cương đạt phân cấp này bị giới hạn bởi độ rực lửa và độ lấp lánh của nó. Góc cắt phần trên hơi dốc, góc cắt phần đáy rất dốc và tổng chiều dày lớn. Tất cả đều khiến viên kim cương có phần mặt bàn rất tối, cùng với các khu vực giác gờ trên cũng rất tối.
Kim cương đạt phân cấp này cũng bị giới hạn bởi tỉ lệ trọng lượng của nó. Góc cắt phần trên hơi dốc, góc cắt phần đáy cũng khá dốc và gờ rất dày làm tăng đáng kể tổng chiều dày. Do đó, đường kính viên kim cương này nhỏ hơn nhiều so với trọng lượng carat tương ứng của nó.
CÁC PHẦN CỦA MỘT VIÊN KIM CƯƠNG
Thiết kế và tài nghệ của người thợ cắt mài cho viên kim cương được xem xét qua tỉ lệ trọng lượng (trọng lượng của kim cương so với đường kính của nó). Độ dày gờ của kim cương (ảnh hưởng đến độ bền của nó), tính đối xứng của sự sắp xếp mặt giác và chất lượng đánh bóng trên các mặt giác đó.
Cắt mài thường bị nhầm lẫn với hình dạng của viên kim cương nhưng thực chất thì cắt mài lại liên quan đến sự sắp xếp các mặt giác của viên đá. Hình dạng đề cập đến các đường viền bao bên ngoài viên đá. Hình dạng kim cương phổ biến nhất được sử dụng trong trang sức là tròn. Ví dụ như được thấy trong dạng tròn giác cúc tiêu chuẩn rực rỡ. Tất cả các hình dạng kim cương khác được gọi là fancy shape – hình dạng khác lạ. Hình dạng khác lạ truyền thống bao gồm marquise – hạt dưa (dạng thuyền), pear – giọt nước, oval – hình bầu dục và octagonal – bát giác (như được thấy trong giác cắt emerald). Hình vuông, nệm (hình vuông với các cạnh tròn), hình tam giác và một loạt các hình dạng khác cũng đang trở nên phổ biến trong ngành trang sức kim cương.
TABLE - MẶT BÀN
Giác lớn nhất trên viên đá. |
CROWN - PHẦN TRÊN
Phần trên cùng của viên kim cương kéo dài từ gờ đến mặt bàn. |
GIRDLE - GỜ
Giao điểm của phần trên và phần đáy, nơi xác định kích thước của viên kim cương. (GIA cũng cung cấp dịch vụ khắc chữ laser tùy chọn kèm theo các giấy chứng nhận của nó (kèm theo bảng giám định GIA Diamond Dossier®). Trong đó số khắc trên kim cương được khắc ở phần gờ của viên đá). |
CULET - CHÓP ĐÁY
Giác nằm ở chóp nhọn của viên đá quý. |
PAVILION - PHẦN ĐÁY
Phần dưới cùng của viên kim cương, kéo dài từ gờ đến chóp đáy. Chiều dày phần đáy nếu quá nông hoặc quá dày sẽ làm cho ánh sáng thoát ra từ các mặt bên hông viên đá hoặc thoát ra phía phần đáy. Một viên kim cương được cắt mài tốt có thể cho nhiều ánh sáng trở lại qua phần trên. |
Từ lâu, ngành công nghiệp kinh doanh kim cương đã biết rằng các giác cắt của viên đá kết hợp tốt với nhau làm cho ánh sáng truyền tốt hơn những khoáng vật khác. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các nhà khoa học và nhà nghiên cứu thuộc Phòng nghiên cứu GIA và Phòng giám định GIA đã chỉ ra rằng có nhiều biến thể. Và sự kết hợp của các giác cắt sẽ tối đa hóa độ chiếu sáng và độ rực lửa trong những viên kim cương cắt dạng tròn giác cúc rực rỡ.
Theo nguyên tắc chung, cấp cắt mài càng cao, kim cương càng chiếu sáng. Dưới ánh sáng huỳnh quang, những viên kim cương này (trái sang phải) cho thấy độ chiếu sáng cao, trung bình và thấp.
Thuật ngữ “cut – cắt mài” cũng bao hàm việc mô tả một hình dạng mà kim cương được chế tác. Hình dạng khác với dạng tròn giác cúc rực rỡ tiêu chuẩn được gọi là “fancy cut – dạng cắt khác”. Đôi khi chúng được gọi là “fancy shape or fancy”. Hình dạng khác cũng có tên của riêng nó, dựa trên hình dạng của chúng. Những dạng được biết đến nhiều nhất là marquise – hạt dưa, princess – hình vuông, pear – giọt nước, oval – hình bầu dục, heart – trái tim và emerald – hình chữ nhật vạc góc (emerald cut).
Nguồn: GIA
Những bài viết liên quan:
CÁC YẾU TỐ CHẤT LƯỢNG CỦA KIM CƯƠNG - PHẦN 1
CÁC YẾU TỐ CHẤT LƯỢNG CỦA KIM CƯƠNG - PHẦN 2
CÁC YẾU TỐ CHẤT LƯỢNG CỦA KIM CƯƠNG - PHẦN 4