Đúc mẫu sáp là một kỹ thuật tạo phôi có từ rất lâu đời. Mẫu sáp sẽ cháy mất để được thay thế bằng kim loại sau khi quá trình đúc hoàn tất.
Dưới đây chỉ xin trình bày qui trình đúc mẫu sáp, chứ không đề cập đến qui trình tạo khuôn cao su trước đó.
1. Sáp lỏng được bơm vào khuôn cao su từ máy bơm sáp.
2. Sáp lỏng được bơm vào khuôn chờ nguội, rồi mở khuôn lấy phôi sáp ra.
3. Phôi sáp được kiểm tra kỹ. Nếu phôi sáp hư như: Thiếu chi tiết, không đúng mẫu gốc thì hủy phôi sáp. Phôi sáp bị loại ra không đạt yêu cầu thì được nấu lại thành sáp lỏng.
4. Phôi sáp được kiểm tra kỹ dưới kính lúp. Phôi sáp bị lổi nhỏ li ti được cạo sửa hay hàn đắp lổi để tận dụng.
5. Mỗi phôi sáp sau đó được cắm thêm một đoạn ty sáp và tiếp tục được trồng vào một trụ sáp lớn hơn để làm đường dẫn kim loại khi đúc. Gọi là trồng cây sáp. Phải dùng mỏ hàn điện để hàn dính mối nối của ty sáp vào trụ sáp lớn. Lúc này cây sáp đầu tiên đã xong.
6. Trụ sáp được lắp vào đế cao su để tạo khuôn thạch cao.
7. Ống bằng nhựa plastic được dùng như một cái thước hay còn gọi là cái cử để canh chiều cao của cây sáp phù hợp với ống flask được chọn. Cứ như thế, các cây sáp lần lượt được tạo ra.
8. Tiếp theo là bước xác định trọng lượng kim loại cần đúc cho từng cây sáp.
- Trọng lượng cây sáp được xác định = trọng lượng tổng cộng (cây sáp + đế cao su) – trọng lượng đế cao su.
- Thông thường, trọng lượng của đế cao su bao giờ cũng được xác định trước và ghi sẳn trên đế cao su để tiện cho việc tính toán và dễ phân biệt.
-
Từ đó, có thể tính ra được trọng lượng cây sáp cần tìm.
Ví dụ: Sau khi cân, ta có trọng lượng tổng cộng là 80,6 gam. Căn cứ vào con số ghi trên đế cao su, ta biết trọng lượng của đế cao su là 68,5 gam.
Vậy: Trọng lượng của cây sáp cần tìm là: 80,6 – 68,5 = 12,1 gam. -
Để tính được tính được trọng lượng kim loại cần đúc, chỉ việc lấy trọng lượ.ng cây sáp đã có nhân với tỷ trọng kim loại cần đúc. Do đó, cần nắm được tỷ trọng của các kim loại thường xuyên đúc.
Ví dụ: Kim loại cần đúc là vàng 18K chẳng hạn. Tỷ trọng của vàng 18K là 15,6. Suy ra, trọng lượng vàng 18K cần đúc cho cây sáp này là: 12,1 X 15,6 = 188,76 gam.
9. Trộn thạch cao theo tỷ lệ qui định của nhà sản xuất.
10. Lưu ý: Tất cả các thông số: Trọng lượng kim loại cần đúc, mã hiệu cây sáp (có thể dùng chính số trọng lượng đế cao su ghi trên đế cao su làm mã hiệu) phải được ghi chú cẩn thận trên đế cao su, trên khuôn thạch cao và trong hồ sơ đúc của mỗi cây sáp để tránh sai sót trong việc cung cấp kim loại đúc giữa các cây sáp.
11. Tạo khuôn thạch cao:
- Dùng một ống inox (còn gọi là flask) sẽ được lắp vào đế cao su để chuẩn bị đổ vữa thạch cao vào ống.
- Cẩn thận dùng đèn soi kiểm tra, xem ống inox có chạm vào cây sáp không và ống có được lắp chặt vào đế cao su chưa.
- Dùng một tấm nhựa mỏng bọc ống inox lại để ngăn không cho vữa thạch cao chảy ra ngoài theo những cái lổ xung quanh ống inox, trong quá trình rót vữa thạch cao vào ống.
- Chờ cho thạch cao đông cứng lại, rồi tháo miếng đế cao su ra, trước khi đưa vào lò nung.
- Đặt ống inox sau khi vữa thạch cao đông cứng vào buồng lò nung. Dưới tác động của nhiệt độ lò nung, cây sáp bên trong sẽ tan chảy và thoát hết ra ngoài, tạo thành lòng rỗng bên trong ống inox. Kết quả, có được khuôn thạch cao theo yêu cầu.
12. Trong quá trình nung khuôn thạch cao, có thể tiến hành chạy lò đúc để bảo đảm sản xuất không bị gián đoạn. Đưa khuôn thạch cao nung xong vào lò đúc. Khi đạt nhiệt độ đúc thì tiến hành đổ khuôn thạch cao.
13. Lấy phôi đúc:
Sau khi đúc xong, chờ cho khuôn nguội đồng thời để cho kim loại điền đầy đông đặc lại. Tiến hành gỡ bỏ khuôn thạch cao nhờ tác động của nước và các thiết bị hổ trợ chuyên dùng.
Nguồn: Maynauvang