NHẬT HỘT TRÊN SÁP

Một trong những tiến bộ mang tính cách mạng đáng kể trong những năm gần đây; ngoài việc hàn bằng laser, là phương pháp "Đính đá quý trên Sáp". Phương pháp này đã hỗ trợ cho nhiều thiết kế không thể đính đá trước đây và cho phép nhà sản xuất có thể tiến hành nhiều dự án đính đá khó khăn hơn. Nếu không, công ty đó có thể đã phải thiết kế lại ý tưởng của họ và đính đá bằng tay trên kim loại. Một công ty trang sức giờ đây có thể nhân bản với số lượng từ mười đến hàng nghìn sản phẩm với cùng mức độ chính xác và chuyên nghiệp.

Phương pháp đính đá trên sáp này đã là quá trình đột phá của đính đá ngàm (Invisible setting) mà chúng ta đều biết ngày nay. Đây là một trong những phương pháp kinh tế nhất trong việc đính đá quý. Nó loại bỏ các chi phí cao về lao động trong việc đính đá của một số dự án. Đây cũng là nơi mà chi phí đề xuất cho việc đính đá trên sáp là khoảng 0.15 đến 0.20 cents cho mỗi viên đá; so với việc gắn đá bằng tay tương đương trên kim loại có giá khoảng từ 3.00 đến 5.00 đô la.

Công cụ bạn cần:

  • Thanh gỗ tròn hình chóp trụ.
  • Máy hàn sáp với đầu hàn là sợi kim loại mỏng.
  • Mũi đẩy chấu trên kim loại (dùng sau khi đúc).

Thời gian trước đây, Jurgen Maerz, thành viên Hiệp hội Platinum, đã ghi chép cho ngành công nghiệp trang sức về cách anh ấy đính một viên Kim cương vào một chiếc nhẫn Platinum. Sử dụng phương pháp "đính trên sáp" này. Điều này đã được giải thích trong tạp chí "AJM". Đây là một cuộc cách mạng và giúp chúng ta hiểu rằng không có gì là không thể!

Sau nhiều lần thử nghiệm và sai lầm, anh ấy đã thành công với việc đúc hỗn hợp Platinum ở tỉ lệ và nhiệt độ chính xác. Sử dụng nhiều sự phối hợp khác nhau, thí nghiệm của anh ấy cuối cùng đã thành công. Liệu điều này có thể xảy ra 10 năm trước? Anh ấy đã bị cười nhạo chỉ với việc nghĩ theo những con đường như vậy. Nhưng anh ấy đã kiên trì và đã chứng minh rằng mọi điều là có thể thông qua phương pháp đơn giản này.

Tôi nhớ rằng vào đầu những năm 1970, một công ty trang sức tại Toronto đã cố gắng nắm bắt ý tưởng này. Tất cả việc "đính đá trên sáp" đã được thực hiện sau cánh cửa đóng kín và không ai được phép quan sát phương pháp này. Thậm chí tôi còn thấy một người làm việc với rèm xung quanh bàn làm việc của anh ấy. Điều này là để không ai có thể nhìn thấy anh ấy đang đính kim cương trong những mẫu sáp của mình.

Thời gian đã thay đổi thái độ của chúng ta như thế nào?

Kiến thức về trang sức của chúng ta đã tăng đáng kể khi những người thợ làm trang sức thử nghiệm các ý tưởng sáng tạo mới. Nếu chúng được chứng minh là thành công. Họ có thể trình bày ý tưởng của họ cho tất cả mọi người thợ trên khắp thế giới. Và chuyển giao chúng dưới dạng các bài viết trong tạp chí cũng như các hội thảo thương mại.

Hãy tưởng tượng đính một viên kim cương trong 20 phút và sau đó với phương pháp "đính đá trên sáp" này, chỉ cần vài giây thôi? Thật là một kỹ thuật tiết kiệm thời gian và chi phí đáng kinh ngạc!

Bây giờ hãy cùng xem cách thức "đính đá trên sáp" này được thực hiện và nó thực sự dễ dàng như thế nào. Trên thực tế, tôi dạy lớp học đính đá của mình về phương pháp này chỉ trong một "buổi tối".

Sau khi người thợ kim loại hoàn thành sản phẩm bạc của mình và chuẩn bị tất cả các chấu gắn đá với những rãnh ngàm nhỏ. Anh ấy sẽ thực hiện các tính toán cuối cùng cho việc lựa chọn các viên kim cương và tiến hành làm khuôn cao su cho mẫu của mình. Vì hầu hết các khuôn cao su thường có sự co rút thông thường là 10%. Với khả năng chuyên nghiệp của mình, anh ấy phải tính đến việc kích thước của các chấu, rãnh ngàm sẽ bị nhỏ lại so với kích thước ban đầu. Sau đó, "máy bơm sáp" có lưu bộ nhớ về áp suất sẽ được sử dụng. Đó là khi sáp được bơm ra với các chấu đã được cắt rãnh ngàm theo viên đá. Đây chính là lý do tại sao "đính đá trên sáp" luôn được sử dụng và dễ dàng để thực hiện.

Quý độc giả thân mến của bài viết này, tôi sẽ không cố gắng đi sâu vào các kỹ thuật đúc. Điều này bao gồm nhiệt độ lò, chu kỳ làm nguội, hỗn hợp thạch cao và thao tác canh lò phù hợp. Nhưng tôi sẽ cố gắng chỉ ra điều kiện nhiệt độ phù hợp. Và đó là các loại đá quý đều không thể chịu được nhiệt độ trên 800 độ F trong một khoảng thời gian dài.

Điều này đã được chứng minh rằng làm nguội nhanh bằng nước sẽ gây nứt vỡ ngay lập tức cho bất kỳ loại đá nào. Điều này đúng đối với kim cương. Ở một cửa hàng trang sức, 25 carat kim cương nhỏ đã bị hỏng chỉ bởi việc làm nguội láp nhanh vào nước lạnh đột ngột.

Vui lòng để tất cả các viên đá đính trên sáp trong láp nguội tự nhiên bằng không khí. Bạn cũng có thể để láp đúc trong một lò "làm nguội". Sau đó, mở bình chứa khi bạn cảm thấy rằng nó đã mát đủ để chạm vào bằng ngón tay của bạn.

Trước hết, việc cầm sáp bằng tay trong quá trình vào đá có thể không phải là qui trình khôn ngoan nhất. Vì nhiệt độ của ngón tay sẽ làm biến dạng sáp bạn đang sử dụng. Tôi luôn gắn sáp của mình trên một trục gỗ có đầu nhọn. Cố định mẫu sáp và giữ nó trong tay trái của mình (nếu bạn là người thuận tay phải). Dùng tay của bạn hoặc một dụng cụ nhỏ làm sạch bất kỳ mảnh sáp nào còn sót lại trong ổ đá. Bởi điều này sẽ ngăn chặn bất kỳ viên đá nào đặt ở đúng vị trí của nó. Không sử dụng máy khoan cho qui trình này. Hãy cố gắn xoay con sáp trên thanh gỗ để kiểm tra xem các lỗ mở đá có sạch sẽ không.

Lưu ý là bạn đừng chạm vào những chấu giữ đá ở điểm này, và đặt viên đá vào khe các ngàm chấu hoặc rãnh ngàm bằng cách trượt vào. Tôi muốn cảnh báo ở đây rằng chỉ có một số loại đá quý có thể được đính trên sáp. Không sử dụng Aquamarine, Garnet (nếu có), Opal, Turquoise, Pearls hoặc bất kỳ loại đá mềm nào. Hãy để những loại này cho việc đính bằng tay trên kim loại.

Hãy nghĩ về màu sắc của lá cờ Hoa Kỳ!

Đỏ, Trắng và Xanh Dương! Đây là các màu sắc duy nhất của các viên đá bạn có thể đặt trong sáp.

Đỏ - Ruby;

Xanh dương - Sapphire;

Trắng - Kim cương hoặc Cubic Zirconias;

Không có loại đá nào khác có thể chịu được nhiệt độ khi đúc kim loại.

Chúng Có thể xảy ra nứt vỡ nếu có bất kỳ bao thể nào trong viên đá bất kì. Khi đặt đá vào sáp, đừng để bất kỳ cạnh đá nào chạm vào nhau. Bởi điều này sẽ dẫn đến việc nứt vỡ đá trong quá trình vàng nóng đổ vào. Khi vàng vào bình chứa, dòng chảy của vàng sẽ làm xáo trộn các viên đá và làm nó hơi lỏng lẻo.

Sự va đập của các viên đá cạnh nhau có thể làm vỡ chúng. Và vì sự an toàn tôi có thể nói rằng cần có một khoảng cách nhẹ giữa hai viên đá này.

Bạn sẽ thấy các chấu tự mở ra và trở lại vị trí ban đầu của chúng. Điều này không cần bất kỳ sự can thiệp nào từ bạn. Nếu vì bất kỳ lý do nào bạn cảm thấy rằng đầu chấu không đủ chắc, hoặc không theo ý của bạn. Bạn nên cẩn thận, chấm thêm một ít sáp vào bất kỳ phần nào của đầu chấu, điều này sẽ cung cấp thêm sự an toàn cho vàng giữ đá thêm chặt.

Việc này có thể thực hiện bằng máy hàn sáp của bạn, được bật ở mức nhiệt thấp. Đôi khi, tôi cũng hay kiểm tra bằng cách chỉ chạm vào viên đá, chỉ ở mặt của viên đá.

Tôi khuyên bạn không nên đặt các viên đá vuông lớn hoặc có hình dạng không đều trên sáp. Vàng sẽ tiếp xúc với những góc yếu của viên đá và làm cho chúng trở nên vô nghĩa. Trong việc tạo ngàm lùa trên sáp, hãy đảm bảo rằng viên đá được giữ bằng hai kênh từ hai bên của viên đá. Nếu không sẽ gây lỏng trong quá trình đánh bóng cuối cùng. Có thể là do không có đủ vàng để giữ chặt viên đá. Bạn phải quan sát xem viên đá đã được gài vào ngàm chưa. Và lượng sáp quanh viên đá chính là vàng sau khi đúc.

Bạn cũng cần chú ý đến việc đặt khoảng cách phù hợp khi bạn đặt đá trên sáp. Bạn không thể di chuyển các viên đá sau khi đúc vàng, gần như 99,9% không thể! Tôi biết! Sau khi đúc, chúng ta sẽ loại bỏ vật liệu đúc (thạch cao) bằng tay.

Hãy cố gắng không loại bỏ thạch cao bằng hơi nước, bạn có thể làm mất đi bất kỳ viên đá nhỏ nào nào đó bị lỏng. Trong máy ngào hoặc quay kim, chúng cũng sẽ được làm sạch kỹ sau đó. Nếu bạn có thợ nhận đá tại cơ sở của mình, hãy để anh ấy kiểm tra xem có viên đá nào lỏng không. Bây giờ, anh ấy có thể sử dụng công cụ đẩy kim loại của mình để siết chặt bất kỳ chấu nào không nằm trên mặt đá. Nếu có, anh ấy có thể siết chặt hoặc sử dụng đôi kìm nhỏ của mình. Hãy đảm bảo không để lại bất kì vết xướt nào trên bề mặt kim loại. Dùng bánh đá pumice, #180 grit, để làm sạch.

Bạn có thể sử dụng kìm của mình để bóp các chấu và bo nhỏ lại như thường lệ, mài dũa và cắt theo qui định của bạn. Khi bạn quyết định đánh bóng các vật phẩm này, hãy sử dụng bánh đánh bóng tốt nhất có thể. Đừng cọ xát chúng và ép nó vào bánh đánh bóng Tripoly hoặc Rouge đang quay. Bạn sẽ phải tìm lại những viên đá bị rơi với thao tác đó.

Sau giai đoạn này, bạn có thể sử dụng đánh bóng hoặc đi láp ở bất kỳ vị trí nào của sản phẩm. Một lần nữa, hãy xử lý với sự cẩn thận, đặc biệt ở những nơi có đính đá. Nếu bạn thực hiện phương pháp này với các nguyên tắc tôi đã đề cập trong bài này, bạn và khách hàng sẽ có một sản phẩm đẹp và bền bỉ trong nhiều năm.

Nguồn: Ganoksin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *