Học thiết kế 3D đang là xu hướng mới ở Việt Nam (thế giới đi trước chúng ta cỡ 15-20 năm rồi). Trở thành nhà thiết kế đồ họa 3D hay nói một cách sành điệu – 3D Designer – dường như nghe rất “kêu” và “sang chảnh” phải không ạ?
Mục lục
Thiết kế 3D khác gì thiết kế mỹ thuật?
Ngành đồ họa 3D nói chung có rất rất nhiều thể loại, có đồ họa kỹ thuật và đồ họa chuyên mỹ thuật. Dù là gì, thì thiết kế 3D cũng rất khác với ngành thiết kế mỹ thuật (tạm gọi là 2D).
Về cơ bản, giữa chúng có vài điểm khác biệt lớn:
Thiết kế 3D |
Thiết kế mỹ thuật |
|
|
Có cách nào dung hòa những thể loại thiết kế về chung một mối không? Câu trả lời là có, đấy chính là Mỹ thuật đa phương tiện ( Multimedia).
Mỹ thuật đa phương tiện là “động” (hình ảnh động, âm thanh, hoạt hình, đồ họa động), kết hợp nhiều môi trường thể hiện và truyền thông khác nhau (vẽ 2D, hoạt hình 3D, phim, video âm nhạc, game) và thường được cảm nhận trọn vẹn trên các thiết bị đầu cuối (màn hình máy tính, TV, thiết bị cầm tay, rạp chiếu phim, thậm chí là một buổi trình diễn thực tế trên sân khấu hoặc ngoài trời).
Lộ trình học thiết kế 3D
Nói thiết kế 3D không đòi hỏi tư duy mỹ thuật cũng không hẳn đúng. Chỉ là, việc tạo dựng hiệu ứng mỹ thuật trên phần mềm 3D sẽ linh hoạt, dễ dàng và kết quả “hấp dẫn” hơn so với các phần mềm mỹ thuật truyền thống. Vậy, nếu bạn có đam mê và nên có chút nền tảng tư duy hình học. Việc học thiết kế 3D nên đi theo lộ trình sau:
-
Học phác thảo 2D ( Hand sketching): Việc nắm vững kỹ thuật dựng hình bằng tay rất quan trọng, nhưng hầu hết những ai đang làm thiết kế 3D hiện nay đã bị hụt! Theo kinh nghiệm của các họa viên cty in3DPLus, một khi năm vững tư duy phác thảo, người thiết kế sẽ có kỹ năng tư duy phối cảnh, truyền đạt và phát triển ý tưởng rất cao!
Tiếp theo, tùy theo chuyên ngành 3D mà bạn theo đuổi:
Đối với thiết kế 3D kỹ thuật
- Nắm vững nguyên lý hình họa – vẽ kỹ thuật: Có 2 mục chính đó là hình họa (nguyên lý của các kỹ thuật dựng hình trong không gian) và vẽ kỹ thuật ( quy ước trình bày bản vẽ 2D/gia công).
- Nền tảng toán học của công nghệ CAD: Đây không phải là bắt buộc, nhưng sẽ là ưu thế một khi bạn đi sâu vào chuyên ngành thiết kế 3D kỹ thuật. Hiểu được nền tảng toán học đằng sau mỗi câu lệnh, mỗi bước dựng hình… điều đó thật tuyệt vời, đặc biệt hữu dụng khi cần chuyển đổi file giữa các phần mềm 3D hoặc trong ngành thiết kế đồ cao cấp ( hàng không vũ trụ…), tính toán và mô phỏng ….
- Phần mềm bạn nên theo học (theo thứ tự): Trước hết là AutoCad -> Rhino/Solidworks/inventor -> Catia/NX. Hoặc thêm phần mềm Rapidform nếu bạn muốn trở thành chuyên viên reverse file 3D từ dữ liệu scan quét 3D.
- Sau khi thành thạo các kỹ năng và phần mềm ở trên, bạn đã đủ khả năng công tác trong lĩnh vực thiết kế mô hình 3D: khuôn mẫu, kiểu dáng sản phẩm, thậm chí là tạo mẫu nhanh ( chạy máy in 3D và gia công CNC).
Đối với thiết kế 3D mỹ thuật
- Bạn nên bắt đầu với phần mềm Maya hoặc Blender bởi vì chúng dễ và rất phổ biến. Đặc biệt trong thời đại của game, video 3D…2 phần mềm này có thể tự học được thông qua các kênh Youtube.
- Tiếp đến và bắt buộc: Zbrush. Tại sao lại là Zbrush? Nó là phần mềm “điêu khắc” mạnh nhất, và theo thời gian , nó đã tiến hóa bằng cách bổ sung các module dựng hình cực mạnh. Gần như là dựng được mọi thứ bạn nghĩ ra!
- Sau khi đã thành thạo Zbrush, bạn có thể tiếp tục với các phần mềm nữ trang : Matrix, RhinoGold, Wave… hoặc phần mềm chuyên về dựng phim 3D như Cinema4D. Nói chung, từ đây, bạn đã đủ khả năng để chinh chiến các con đường chuyên biệt trong ngành đồ họa 3D! Hoặc có thể bắt đầu lấn sân sang Multimedia.
Thông tin về nghành thiết kế trang sức
Hiện nay, nhu cầu học và làm việc trong các ngành kim hoàn, đồ trang sức đang rất nóng bỏng. Để bắt kịp xu hướng này, bạn nên tham khảo thêm lộ trình học thiết kế 3D, tạo mẫu trang sức tại đây:
Để trở thành nhà thiết kế trang sức 3D chuyên nghiệp
Lương và lợi tức của kỹ thuật viên thiết kế đồ họa
Nghề này có lộ trình và tương lai rất triển vọng. Đặc biệt trng xu hướng thực tế ảo đang ngày càng nở rộ. Việt Nam, tuy đi sau các nước phát triển khá dài, nhưng từ lâu, nhiều công ty Game/Phim đã xem Việt Nam như “công xưởng 3D” của thế giới. Nói như vậy để các bạn biết rằng: thế giới số hóa là thế giới phẳng, và bạn hoàn toàn đủ khả năng đạt những thành tựu cao nhất nếu chịu khó đầu tư và theo đuổi con đường này!
Nguồn: Blogin3d
Thông tin tham khảo: