Mục lục
Vẽ là gì?
Vẽ là một hình thức nghệ thuật thị giác. Bạn có thể sử dụng nhiều công cụ vẽ khác nhau để ghi lại những hình ảnh lên giấy hoặc một công cụ hai chiều. Vẽ là một trong những hình thức truyền đạt ý tưởng thị giác đơn giản và hiệu quả nhất.
Bạn muốn vẽ đẹp và chính xác. Bạn cần phải học cách điều khiển tốt bàn tay của mình. Một khi bạn điều khiển tốt bàn tay của mình. Bạn đều có thể vẽ được bất cứ hình ảnh nào mà bạn muốn. Bên cạnh đó, việc điều khiển tốt bàn tay đối với người mới học vẽ là điều không dễ dàng.
Tuy nhiên, nếu bạn nắm được những kỹ năng tập luyện vẽ cơ bản, bạn sẽ thu lại những kết quả như mong đợi. Với 6 bài vẽ căn bản cho người mới học. Bạn nên luyện tập tay hằng ngày để có thể điều khiển tốt bàn tay của mình. Quan trọng hơn bạn cần chuẩn bị những dụng cụ để học vẽ. Nó sẽ giúp bạn tạo ra những bức vẽ đẹp và ấn tượng.
Sự khéo léo
Hai bài tập đầu tiên này sẽ giúp bạn điều khiển bàn tay tốt hơn. Chúng ta cần luyện tập cơ tay và cải thiện khả năng phối hợp tay và mắt. Những bài tập thế này vô cùng quan trọng cho những bạn mới bắt đầu. Sau này bạn vẫn có thể sử dụng chúng để khám phá với một cây bút khác hoặc bắt đầu vẽ để “warm up” khi trong đầu vẫn chưa định hình được ý tưởng .
Bài tập này cũng là cách tuyệt vời để thư giãn đầu óc đấy.
Bài tập
Bài tập 1: Vẽ hình tròn
Vẽ hình tròn là một trong những bài vẽ cơ bản nhất dành cho người mới học vẽ. Nhiều người nghĩ rằng vẽ hình tròn rất dễ dàng. Nhưng thực tế nó không hề đơn giản một chút nào. Vẽ các hình tròn có kích thước không được giống nhau và phải kín hết tờ giấy vẽ. Khi vẽ lâu bạn sẽ phát hiện ra nhiều điều thú vị.
Lưu ý: Khi vẽ hình tròn không được để trùng và chồng chéo lên nhau.
Nếu bạn vẽ hình tròn quá lâu thì những hình tròn sẽ bị méo mó. Kích thước hình tròn sẽ có xu hướng lớn hơn so với ban đầu. Điều này có nghĩa là bàn tay của bạn đang bị mỏi và lực dần bị yếu đi.
Bạn nên luyện tập vẽ càng nhiều càng tốt. Hãy vẽ hình tròn theo chiều và ngược chiều điều kim đồng hồ. Như vậy sẽ giúp bàn tay làm quen dần và khỏe mạnh hơn mỗi khi vẽ. Nếu bạn thấy tay mỏi hãy dừng lại và lắc bàn tay.
Bài tập 2: Vẽ đường thẳng song song
Vẽ những đường chéo là cách vẽ đơn giản nhất đối với những người mới học. Bạn phải vẽ những đường thẳng song song theo các hướng khác nhau cho tới khi kín hết mặt giấy.
Ví dụ: Những đường thẳng nằm ngang, thẳng đứng và nằm nghiêng…
Với chúng ta, đường chéo dễ vẽ nhất vì chúng cần lực từ cổ tay. Bạn có để ý rằng những người thuận tay trái thích làm theo hướng ngược lại so với người thuận tay phải không? Thử nhìn vào những bức họa vẽ bởi họa sĩ yêu thích của bạn và đoán xem họ thuận tay nào.
Ở đây, vẽ những đường thẳng song song cũng giống như vẽ hình tròn. Khi bạn vẽ những đường thẳng song song bất kì trong một thời gian lâu. Những đường thẳng này sẽ có xu hướng chuyển sang những đường nghiêng. Lý do vẽ nghiêng là vì lúc này cơ tay của bạn đã bị mỏi. Mặt khác, hướng cầm bút của bàn tay thường tạo cảm giác nghiêng.
Vì vậy, bạn cần chăm chỉ luyện tập. Hãy vẽ những đường thẳng song song theo các hướng khác nhau. Mục đích là để bàn tay có thể làm quen với tất cả mọi hướng. Hơn nữa là việc điều khiển dụng cụ khi vẽ được thoải mái và dễ dàng hơn.
Lưu ý: Khi vẽ bạn không nên xoay giấy. Vì cái chính là luyện tập bàn tay để có thể vẽ thông thạo được mọi hướng.
Trực giác – học cách nhìn
Vẽ vời chủ yếu là học cách nhìn và hiểu cái bạn đang nhìn. Mọi người thường kết luận rằng khả năng nhìn đều giống nhau, nhưng thật ra đó là thứ ta có thể cải thiện. Bạn vẽ càng nhiều, bạn thấy càng nhiều. 4 bài tập tiếp theo sẽ giúp bạn nhìn ra nhiều điều hơn.
Bài tập 3: Vẽ đường viền
Hãy tập vẽ ra những đường viền của một vật nào đó.
Ví dụ: Vẽ bàn tay của chính mình.
Lưu ý: Bạn không cần vẽ tất cả những đường nét trên bàn tay. Bạn chỉ cần vẽ vài đường nét để thể hiện bàn tay là được.
Ngoài vẽ bàn tay thì bạn cũng có thể vẽ những đường viền khác. Bạn có thể vẽ người, cây cối, con vật hay một thứ gì đó mà bạn yêu thích. Nhưng phải khiến cho người nhìn có thể nhận ra cái mà bạn vẽ trên tờ giấy đó ngay từ lần đầu. Mục đích của vẽ đường viền là để giúp bạn biết được cách phác họa hình ảnh. Sau đó là khám phá và vẽ sản phẩm một cách chính xác và chi tiết nhất. Quan trọng hơn là khả năng nhận ra vật thể từ cái nhìn đầu tiên.
Bài tập 4: Kĩ năng vẽ tay chiaroscuro – vẽ phối hợp sáng và tối
Hãy sắp xếp và vẽ một mảnh vải bất kì. Bắt đầu từ những đường phác họa. Sau đó sử dụng vẽ gạch để tạo ra sự tương tác giữa mảng sáng và tối trên bản vẽ của mình. Khiến cho thị giác của bạn có thể cảm nhận mảng sáng và tối được tốt hơn.
Đây không phải là bài vẽ cơ bản mà đây còn là bài vẽ nâng cao. Bạn cần phải có trí tưởng tượng và hình dung tốt. Để thể hiện các khu vực sáng tối được chính xác. Hãy nhớ, bài vẽ này không phải là việc làm cho bức tranh của bạn hoàn hảo và “đúng”. Đây chỉ là một bài vẽ luyện tập về cảm nhận về mảng sáng và tối.
- Lời khuyên: Ngoài đường gạch thẳng, bạn có thể sử dụng các đường gạch cong. Nó giúp bạn có thể điều chỉnh các hình dạng và tô đậm nhạt. Để có được những mảng tối tự nhiên hơn.
- Mách nhỏ: Nhắm mắt lại một chút trước khi bạn nhìn vào miếng vải đang vẽ. Bạn sẽ thấy mọi thứ mờ đi. Bên cạnh đó bạn cũng sẽ thấy sự tương phản ánh sáng rõ rệt. Giữa hai mảng sáng và tối dễ dàng hơn.
Sự sắp xếp sáng và tối phù hợp là một cách thể hiện tuyệt vời. Nó thể hiện những gì là quan trọng trong một bức tranh. Chỉ cần nhìn vào bức tranh của Rembrandt hoặc Georges de la Tour. Trong kỹ xảo điện ảnh họ vẫn sử dụng kỹ thuật sáng và tối để làm ra những bộ phim tuyệt vời nhất.
Bài tập 5: Vẽ phối cảnh – lạc giữa không gian!
Muốn vẽ trên giấy chỉ có hai chiều (dài, rộng). Nhưng những hình vẽ trong thực tế lại có 3 chiều (dài, rộng và cao). Bạn phải sử dụng phương pháp phối cảnh.
Vẽ phối cảnh là cách thể hiện các hình ảnh 3 chiều một cách gần đúng trên một bề mặt 2 chiều (giấy hay vải). Xây dựng bản vẽ phối cảnh là một phần của khoa học. Nó không thể nào tóm gọn chi tiết qua bài vẽ cơ bản này được. Tuy nhiên, 7 bước dưới đây sẽ giúp bạn rèn luyện kỹ năng vẽ trong không gian. Đây cũng là một kỹ năng vô cùng quan trọng. Khi vẽ nó sẽ giúp ta có được trực giác của nghệ thuật vẽ phối cảnh:
Bước 1: Vẽ một đường nằm ngang. Đây chính là đường chân trời của bức tranh.
Bước 2: Xác định 2 điểm trên đường thẳng gần mép giấy. Đây là hai điểm tụ.
Bước 3: Vẽ một đường thẳng đứng bất kì.
Bước 4: Nối 2 điểm cuối của đường thẳng đứng với 2 điểm tụ.
Bước 5: Thêm vào 2 đường thẳng đứng như thế này:
Bước 6: Nối chúng với điểm tụ.
Bước 7: Dùng viết chì đen để tô đậm hình khối. Vậy là xong rồi!
Lặp lại từ bước 3 đến bước 7 bao nhiêu tùy thích. Chúc vui nha! Nếu bạn muốn thêm chút kịch tính, bạn có thể thêm những đường gạch vào các mặt của hình.
Lưu ý: Khi hãy vẽ những đường thẳng để cắt qua nhau một chút. Hình sẽ trông ra đẹp hơn.
Khi bạn thành thạo kỹ năng vẽ phối cảnh, nó giúp kích thích sự sáng tạo và tự duy của bạn. Để thực hiện được bài vẽ phối cảnh bạn nên rèn luyện kỹ năng vẽ trong không gian. Đây là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng khi vẽ.
Mục đích của bài vẽ phối cảnh cơ bản là để tạo ra ảo ảnh về chiều sâu. Quan trọng là giúp cho bộ não cái nhìn đa chiều.
Bài tập 6: Bố cục – Tại sao lại cần thiết?
Vẽ 5 hình khác nhau của một vật thể. Hãy xếp chúng tùy ý trên tờ giấy!
Vẽ bố cục là cách thể hiện được ý nghĩa và thông điệp của bức vẽ. Để hiểu cách vẽ này, chúng ta phải nhớ rằng trực giác cần được luyện tập hằng ngày.
Ví dụ: Những đường kẻ ngang, dọc thường cho ta cảm giác ổn định hơn đường chéo. Vì chúng có thể ngã bất cứ lúc nào. Khi chúng ta thấy một cái hình lớn màu đen nằm ở phía dưới cùng. Ta kết luận luôn là nó rất nặng.
Khi sắp xếp những vật thể trên tờ giấy theo những cách khác nhau. Bạn hãy để ý điều này thay đổi ý nghĩa bức vẽ thế nào.
Trên đây là những bài vẽ cơ bản cho người mới học. Ngoài những bài vẽ trên bạn cũng cần tìm kỹ hơn các bài vẽ khi học vẽ. Hy vọng với những kỹ năng cơ bản này sẽ giúp các bạn có thể tự vẽ cơ bản tại nhà nhanh và hiệu quả nhất.
Tổng hợp bởi Trangdoan