Xử lý nhiệt – Heat treatment
Là sự tiếp xúc của đá quý với nhiệt độ cao nhằm mục đích làm thay đổi màu sắc, độ trong, độ sạch của nó.
- Đá quý được xử lý nhiệt thường gặp nhất bao gồm:
- Amber – Khi hổ phách bị ngập trong dầu nóng – ví dụ: dầu hạt lanh – thì thân màu cố hữu của nó có thể sậm màu hơn và nó có thể có vẻ ngoài sạch hơn (ít tạp chất được nhìn thấy). Dầu nóng cũng có thể làm cho hổ phách phát triển một loạt các bao thể lấp lánh, rực rỡ.
- Thạch anh tím (Amethyst) – Xử lý nhiệt có thể loại bỏ các tạp chất nâu không mong muốn trong một số loại Thạch anh tím hoặc làm sáng màu những viên đá có màu quá tối.
- Aquamarine – Nếu không được xử lý thì phần lớn Aquamarine có màu xanh lục. Xử lý nhiệt trong môi trường được kiểm soát có thể loại bỏ thành phần màu phớt lục ra khỏi vật liệu để tạo ra một màu xanh đẹp hơn.
- Thạch anh vàng (Citrine) – Một số loại Thạch anh tím có thể được đun nóng (400 – 500oC) và biến thành Citrine.
- Ruby – Xử lý nhiệt có thể loại bỏ màu sắc tím tạo ra một màu đỏ thuần khiết hơn. Quá trình này cũng có thể loại bỏ các vết bẩn sắt, các bao thể "silk – mây lụa" (các bao thể dạng hình kim rất nhỏ) có thể làm cho đá có vẻ ngoài với tông màu sáng hơn và bớt mờ đục hơn. Việc xử lý nhiệt cũng có thể gây ra sự tái kết tinh của các bao thể dạng silk, làm cho chúng trở nên nổi bật hơn, cho phép viên đá quý có hiệu ứng sao mạnh hơn, sắc nét hơn (một hiệu ứng phản chiếu hình sao
- Sapphire – Xử lý nhiệt có thể tăng cường, hoặc thậm chí tạo ra một màu xanh đẹp trên Sapphire. Việc xử lý nhiệt cũng có thể loại bỏ các bao thể “silk – mây lụa”, điều này cũng giúp làm cho đá có vẻ ngoài trong suốt hơn. Nó cũng có thể gây ra sự tái kết tinh của các bao thể silk làm cho chúng trở nên nổi bật hơn, điều này cho phép viên đá quý có hiệu ứng sao mạnh hơn, sắc nét hơn (một hiệu ứng phản chiếu hình sao)
- Tanzanite – Thuộc nhóm khoáng vật Zoisite, nó thường được đun nóng ở nhiệt độ thấp để loại bỏ thành phần màu nâu, để tạo ra một màu xanh phớt tím đậm, đẹp hơn.
- Topaz – Xử lý nhiệt đối với Đá Topaz màu hồng phớt vàng đôi khi có tác dụng loại bỏ thành phần màu vàng, do đó làm tăng cường sắc màu hồng. Nung nhiệt cũng được sử dụng để kiểm soát màu ở Topaz xanh. Viên đá ban đầu có thể là không màu nhưng được xử lý chiếu xạ và sau đó được nung nhiệt tạo ra màu xanh mong muốn.
- Tourmaline – Đôi khi việc xử lý nhiệt có thể là nguyên nhân làm cho viên đá có tông màu xanh đậm quá mức trở nên nhạt hơn, hoặc nó có thể ảnh hưởng đến phần màu sắc trên các Tourmaline khác.
- Zircon – Một số Zircon màu nâu phớt đỏ được nung nhiệt trong môi trường được kiểm soát để tạo ra nhiều màu sắc được thị trường yêu thích hơn. Bao gồm cả màu xanh đậm.
- Các yếu tố độ bền – Các xử lý nhiệt trên tất cả các loại đá quý nêu trên được coi là bền và lâu dài trong điều kiện sử dụng thông thường.
- Yêu cầu chăm sóc đặc biệt – Việc viên đá trải qua nhiệt độ cao có thể khiến chúng trở nên giòn hơn bình thường. Do đó việc sử dụng phải được thực hiện cẩn thận để không làm hỏng các góc cạnh và gờ được mài mỏng.
Xử lý áp suất cao, nhiệt độ cao – High pressure, high temperature (HPHT) treatment
Xử lý nung nhiệt Kim cương ở nhiệt độ cao dưới áp suất cao để loại bỏ hoặc thay đổi màu sắc của nó.
Việc xử lý nung nhiệt kim cương ở áp suất và nhiệt độ cao có thể loại bỏ hoặc giảm bớt màu nâu của chúng. Do đó, viên đá trở nên không màu. Các loại kim cương khác có thể được chuyển đổi từ màu nâu sang màu vàng, vàng cam và lục phớt vàng hoặc sang thành màu xanh cũng bằng cách xử lý này.
- Các yếu tố độ bền – Phương pháp xử lý HPHT được coi là ổn định và lâu dài đối với các điều kiện sử dụng trang sức thông thường.
- Khả năng nhận biết – Khó xác định, ngay cả với các chuyên viên giám định đá quý dày dặn kinh nghiệm. Nếu nghi ngờ, chỉ có các phòng giám định đá quý được trang bị các thiết bị tiên tiến mới có thể nhận biết loại xử lý này.
- Tần suất gặp trong thương mại – Thỉnh thoảng ở kim cương không màu, gặp nhiều hơn trên các viên kim cương màu.
- Tính cần sử dụng và bảo quản đặc biệt – Khác với các lưu ý sử dụng thông thường được khuyến cáo cho hầu hết trên trang sức, kiểu xử lý này không có hướng dẫn cụ thể về việc bảo quản và sử dụng kim cương được xử lý HPHT.
Xử lý ngâm tẩm – Impregnation
Bề mặt của viên đá quý có tính rỗng, xốp được ngấm polymer, sáp hoặc nhựa để cho nó được bền hơn và cải thiện sự vẻ bề ngoài của nó.
Đá quý được ngâm tẩm sáp hoặc nhựa phổ biến nhất thường là đục và chúng bao gồm các loại như Turquoise, Lapis lazuli, Jadeite, Nephrite, Amazonite, Rhodochrosite và Serpentine.
- Các yếu tố độ bền – Nhiều quá trình thấm tẩm có thể ngấm rất sâu vào trong đá "skin deep" do tính nóng chảy của nhựa và sáp, dễ bị tan chảy bởi nhiệt. Các quá trình ngâm tẩm bằng nhựa được coi là bền trong các khoáng vật quý như Turquoise, ngoại trừ chúng phải chịu thêm tác động của nhiệt độ hoặc các hóa chất trong quá trình sử dụng sau xử lý.
- Khả năng nhận biết – Trong hầu hết các trường hợp, các chuyên viên giám định đá quý giàu kinh nghiệm có thể dễ dàng xác định được kiểu xử lý này.
- Tần suất gặp trong thương mại – Thường thấy trong hầu hết các đá được sử dụng với mục đích thương mại.
- Tính cần sử dụng và bảo quản đặc biệt – Việc sử dụng và bảo quản cẩn thận phải được thực hiện nhằm tránh để đá quý đã qua ngân tẩm tiếp xúc với nhiệt. Chẳng hạn như ngọn đèn khò của thợ kim hoàn, vì khi gặp phải nguồn nhiệt này thì đá xử lý ngâm tẩm có thể bị hư tổn.
Nguồn: Gia
Những bài viết liên quan:
CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ ĐÁ QUÝ - PHẦN 1
Kendrick Morrell
I want to start my own blog but I want a free blogging site that I can video blog on but I also want to be able to do a text blogs on it to? Does anyone know a good site for this?.