CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ ĐÁ QUÝ – PHẦN 1

Là một người tiêu dùng, bạn sẽ thường xuyên bắt gặp trên thị trường nhiều viên đá quý đã được xử lý để thay đổi vẻ ngoài. Vấn đề được đưa ra là liệu từng viên đá cụ thể có qua  xử lý hay không. Nói cách khác, con người đã thay đổi “tất cả” các vật liệu quý sau khi chúng được tìm thấy trên Trái Đất trước khi sử dụng chúng làm đồ trang sức. Các tinh thể đá quý tự nhiên được biến đổi từ dạng tinh thể thô thành các hình dáng, đường nét và được đánh bóng ở nhiều cấp độ như các loại đá quý mà chúng ta đánh giá cao và mang nó như một món trang sức. Các bước này là quy trình thường xuyên luôn được sử dụng để chế tác đá quý. Tuy nhiên, ngoài việc cắt mài và đánh bóng truyền thống, đá quý thường có thể được xử lý theo những cách làm thay đổi màu sắc hoặc độ trong của chúng. Ngoài việc làm tăng vẻ đẹp bề ngoài của chúng, quá trình này cũng có thể cải thiện (trong một số trường hợp có thể làm giảm) độ bền của đá quý. Bởi vì các phương pháp xử lý này không phải lúc nào cũng dễ dàng nhận biết đối với những người ít kinh nghiệm và đôi khi rất khó phân biệt ngay cả với các chuyên gia.

Việc không cung cấp cụ thể thông tin xử có thể khiến người ta tin rằng đá quý có chất lượng tự nhiên cao hơn. Do đó nó có giá trị cao hơn so với giá trị thực tế. Một thách thức khác là các phương pháp xử lý có thể là tồn tại vĩnh viễn, lâu dài hoặc chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn khi được sử dụng làm trang sức. Đá quý đã qua xử lý cần sử dụng và bảo quản đặc biệt bởi người sử dụng. Tại Hoa Kỳ, Ủy ban Thương mại Liên bang đã thành lập một bộ “hướng dẫn người tiêu dùng”. Nó cho thấy nhu cầu công khai việc xử lý đá quý và sự cần thiết bảo quản chúng. Những quốc gia trên thế giới đều tuân thủ các hướng dẫn tương tự hoặc có các quy định riêng của họ. Ngoài ra, có một số tổ chức chuyên nghiệp như Hiệp Hội Thương Mại Đá Quý Hoa Kỳ (AGTA), Hiệp Hội Đá Màu Quốc Tế (ICA), hoặc Liên Đoàn Trang Sức Thế Giới (CIBJO), đã đưa ra các hướng dẫn cụ thể. Việc mà các thành viên của họ phải tuân thủ công khai các phương pháp xử lý đã sử dụng trên đá quý. Những từ ngữ sau đây bao gồm các thuật ngữ thường được sử dụng trong chuyên môn xử lý đá quý và bạn có thể gặp phải khi mua. Tóm lại, các phương pháp xử lý đá quý liên tục được thay đổi và cải tiến. Việc phát hiện đá quý đã xử lý theo các phương pháp mới là một phần quan trọng của công tác nghiên cứu đá quý, luôn được thực hiện và cập nhật.

Sau đây sẽ là mô tả ngắn gọn về qui trình xử lý đá quý, giới thiệu một số loại đá được sử dụng để xử lý. Và việc xử lý chúng dễ dàng hay khó khăn đối với một nhà đá quý được đào tạo. Các tần suất bạn có thể gặp phải trên thị trường kinh doanh trang sức. Và hướng dẫn cách sử dụng đá quý, trang sức gắn đá xử lý được lâu bền. Tất cả đều là kiến thức thông dụng nhưng cần thiết. Bất kỳ hướng dẫn sử dụng và bảo quản đặc biệt nào cần thiết cho những viên đá quý đã xử lý cũng phải nên được cung cấp bởi nhà kinh doanh đá quý.

Tẩy trắng – Bleaching

Là quá trình sử dụng hóa chất để thay đổi/giảm thành phần hoặc toàn bộ màu sắc của viên đá quý có mọt (xốp). Một số đá quý được tẩy trắng và sau đó nhuộm, một hình thức “xử lý kết hợp”.

  1. Các loại đá quý được tẩy trắng thường gặp nhất bao gồm:
  • Jadeite Jade – Cẩm thạch thường được tẩy trắng bằng acid để loại bỏ thành phần màu nâu không mong muốn. Tẩy trắng cẩm thạch thường là một phần của quy trình hai bước: bởi vì tẩy trắng acid làm cho vật liệu trở nên xốp (tăng lỗ mọt) hoặc dễ bị vỡ dọc theo các vết nứt, sau đó được xử lý bằng cách ngâm tẩm polymer để lấp đầy các khoảng trống này để tạo ra hình dạng tổng thể tốt hơn.

Jadeite trước và sau khi tẩy trắng

  • Ngọc trai - Tất cả các loại ngọc trai thường được tẩy trắng bằng hydrogen peroxide (oxy già) để làm sáng và cải thiện tính đồng nhất của màu sắc.

Ngọc trai nuôi thường được tẩy trắng để màu sắc được đồng nhất hơn.

  • Các vật liệu khác – Một số san hô, chalcedony và tiger’s eye quartz cũng có thể được tẩy trắng để làm sáng màu của chúng.
  1. Khả năng nhận biết – Tẩy trắng là một bước trong quy trình xử lý và hầu như không thể phát hiện trong hầu hết các trường hợp. Bước thứ hai, ngâm tẩm với các hợp chất polymer thì dễ dàng phát hiện hơn bởi phòng giám định đá quý. Do họ có đủ điều kiện với những trang thiết bị kính phóng đại chuyên dụng và các kỹ thuật phân tích tiên tiến.
  2. Tần suất gặp trong thương mại – Thường xuyên sử dụng cho ngọc trai và cẩm thạch.
  3. Các yếu tố về độ bền – Việc tẩy trắng bằng acid gây ra hư hỏng trong cấu trúc của hầu hết các vật liệu. Do đó, khi sử dụng một phương pháp xử lý tẩy trắng sẽ tạo cho các vật liệu dễ bị vỡ. Hầu hết việc xử lý tẩy trắng được xử lý tiếp bằng cách ngâm tẩm để cải thiện độ bền và tăng cường màu sắc cho sản phẩm.
  4. Tính cần sử dụng và bảo quản đặc biệt – Đá quý được tẩy trắng có xu hướng giòn hơn và chúng có thể xốp hơn. Do đó, chúng thấm hút mồ hôi của con người và các chất lỏng khác nhiều hơn. Người ta cho rằng ngọc trai nên được giữ trong môi trường khô, mềm để tránh thiệt hại bề mặt.

Phủ bề mặt – Surface coating

Là sự thay đổi vẻ bề ngoài của đá quý bằng cách sử dụng các tác nhân tạo màu như việc sơn phủ lên mặt sau của đá (phương pháp xử lý được gọi là “backing – hỗ trợ”. Trong một số trường hợp việc sơn phủ được sử dụng trên toàn bộ hoặc một phần bề mặt đá quý nhằm tạo ra hiệu ứng làm thay đổi màu sắc.

  1. Các loại đá quý được sơn phủ phổ biến nhất bao gồm:
  • Kim cương – Lớp màng mỏng sơn phủ đôi khi được sử dụng trên kim cương để thay đổi màu sắc của chúng. Các lớp phủ thô nhưng hiệu mực, mực in bền vững cũng có thể được sử dụng dọc theo bề mặt phần gờ của viên kim cương. Chúng làm cho vẻ ngoài viên đá khi nhìn từ bề mặt của nó bị ảnh hưởng bởi màu mực được sử dụng. Các phương pháp sơn phủ hiện đại hơn sử dụng màng mỏng oxide kim loại hoặc phủ nano.

Màu hồng đậm sáng của ba viên kim cương này là kết quả của việc sơn phủ bề mặt.

  • Tanzanite – Mặc dù hiếm khi được sử dụng nhưng đôi khi cũng bắt gặp một số viên Tanzanite được sơn phủ để cải thiện cường độ màu xanh tím của chúng.

Tanzanite đặc trưng với màu xanh đậm phớt tím (trái). Tanzanite nhạt màu và một số mẫu nhạt màu khác đôi khi được phủ một chất giống mực để cố gắng làm đậm thêm và cải thiện màu sắc của chúng (phải).

  • Topaz – Một số Topaz không màu được sơn phủ bằng oxide kim loại để tạo ra nhiều màu sắc khác nhau. Trước đây, các phương pháp xử lý như vậy thường được mô tả như một dạng “khuếch tán” hóa chất trên bề mặt của đá quý. Nhưng đây là một cách hiểu sai vì trong hầu hết các trường hợp, màu sắc chỉ được thêm vào bề mặt của viên đá.

Một số topaz tự nhiên thì không màu (hai viên bên trên), nhưng chúng có thể được sơn phủ bằng các oxide kim loại để tạo ra nhiều màu ánh kim loại (dưới).

  • San hô – Một số san hô đen (còn được gọi là Horn coral – tạm dịch: san hô sừng) được ghi nhận là đã được tẩy trắng và sau đó phủ một lớp nhựa nhân tạo tương đối dày với mục tiêu bảo vệ san hô và tăng cường màu sắc của nó.

San hô vàng này là kết quả của quá trình hai bước: một là tẩy đi màu tối (nhánh san hô đã được nhúng một phần trong thuốc tẩy tạo màu vàng). Sau đó san hô được phủ một lớp nhựa để làm đậm thêm tông màu và bảo vệ san hô.

  • Ngọc trai – Một số viên ngọc trai được ghi nhận là đã được xử lý bằng một lớp phủ không màu cứng chắc giúp cải thiện độ bền.
  • Thạch anh – Thỉnh thoảng, thạch anh cũng được phủ bằng oxide kim loại để tạo ra màu sắc hiếm thấy trong tự nhiên của thạch anh.

Sự ngưng tụ hơi có thể phủ nhiều loại đá quý bằng oxide kim loại. Lớp mỏng này có thể làm thay đổi màu sắc của bất cứ thứ gì mà nó phủ lên, chẳng hạn như các tinh thể thạch anh, hoặc các hạt thạch anh mài giác được nhìn thấy trong hình.

  1. Các yếu tố độ bền – Vì chúng có xu hướng mềm hơn hoặc có thể không bám chặt vào đá quý chủ. Lớp màng mỏng sơn phủ bề mặt thuộc loại dễ bị trầy xướt, đặc biệt dọc theo các cạnh giác và các chỗ giao nhau. Nên cẩn thận, không cho phép bất kỳ vật cứng hoặc mài mòn nào tiếp xúc với loại đá quý có xử lý sơn phủ kiểu này.
  2. Khả năng nhận biết – Khi nghi ngờ, việc xử lý dễ dàng được xác định bởi chuyên viên giám định đá quý. Ngoại trừ trường hợp chất sơn phủ không màu và nó được sơn phủ để cải thiện độ bền.
  3. Tần suất gặp trong thương mại – Thỉnh thoảng gặp trên nhiều loại đá quý.
  4. Tính cần sử dụng và bảo quản đặc biệt –  Khi chúng không còn được sử dụng, thì đá xử lý sơn phủ phải được bọc trong bao bì mềm và giữ trong môi trường khô ráo.

Nguồn: Gia

Những bài viết liên quan:

CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ ĐÁ QUÝ - PHẦN 2

CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ ĐÁ QUÝ - PHẦN 3

CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ ĐÁ QUÝ - PHẦN 4

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *