Tẩm nhuộm – Dyeing
Là sự đưa chất nhuộm màu vào trong đá quý có tính rỗng, xốp hoặc rạn nứt để thay đổi màu sắc của chúng. Các vết rạn nứt đôi khi được tạo ra có chủ ý bằng cách nung nhiệt, để cho vật liệu không có tính rỗng, xốp có thể dễ dàng ngấm thuốc nhuộm hơn.
- Đá quý tẩm nhuộm phổ biến nhất bao gồm:
- Ngọc trai – Tẩm nhuộm thường cải thiện vẻ bên ngoài của ngọc trai tự nhiên và nuôi cấy ở chất lượng thấp bằng cách tăng cường màu sắc của chúng.
- Các vật liệu đá quý khác – Quá trình này đã được sử dụng từ thời cổ đại cho các vật liệu như San hô, Turquoise, Lapis lazuli, Howlite, Nephrite Jade, Chalcedony, Thạch anh, Emerald và Ruby.
- Các yếu tố độ bền – Khi tẩm nhuộm được áp dụng cho vật liệu có tính rỗng, xốp, độ bền của chúng có thể tăng lên nhưng còn phụ thuộc vào độ ổn định, bền vững của chính thuốc nhuộm. Khi đá có rạn hoặc vết nứt lớn, thuốc nhuộm đôi khi có thể bị rò rỉ ra ngoài trong nhiều điều kiện khác nhau. Nhiều thuốc nhuộm có thể được loại bỏ nếu đá quý tiếp xúc với dung môi như cồn (rượu) hoặc acetone. Một số thuốc nhuộm không ổn định khi tiếp xúc với tia cực tím có trong ánh sáng mặt trời và có thể mờ đi theo thời gian.
- Khả năng nhận biết – Các chuyên viên giám định đá quý có thể phát hiện được đá quý có xử lý tẩm nhuộm màu, trong hầu hết các trường hợp.
- Tần suất gặp trong thương mại – Thỉnh thoảng được thấy có trên hầu hết các đá quý và thường xuyên thấy ở ngọc trai màu.
- Tính cần sử dụng và bảo quản đặc biệt – Khi đã nhận biết viên đá quý được tẩm nhuộm, phải cẩn thận không để chúng tiếp xúc với hóa chất như acetone hoặc alcohol – rượu (cồn). Vì những chất này có thể hòa tan thuốc nhuộm, và không nên để chúng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong thời gian dài (chẳng hạn như để nó bên cửa sổ đầy nắng) có thể làm cho màu nhuộm phai mờ dần.
Lấp đầy mặt nứt hay khoang lỗ rỗng – Fracture or cavity filling
Là việc làm đầy mặt nứt hoặc lỗ rỗng bằng thủy tinh, nhựa, sáp hoặc dầu để che giấu khả năng dễ nhìn thấy của chúng. Thêm và đó là cải thiện độ sạch, vẻ bề ngoài, độ ổn định của đá. Hoặc trong trường hợp phiến diện – xử lý lấp đầy này để làm tăng một lượng nhỏ trọng lượng của đá quý. Chất dùng lấp đầy có thể là chất rắn (thủy tinh) đến chất lỏng (dầu) và trong hầu hết các trường hợp, chúng không màu (chất lấp đầy có màu có thể được phân vào kiểu tẩm nhuộm.
- Đá quý bị xử lý lấp đầy mặt nứt thường gặp nhất bao gồm:
- Kim cương – Các mặt nứt phát triển ra đến bề mặt đôi khi được lấp đầy bằng thủy tinh có hàm lượng chì cao. Điều này làm giảm khả năng dễ nhìn thấy của vết nứt mà mục tiêu chính là cải thiện vẻ bề ngoài của viên kim cương. Các mặt nứt được lấp đầy vẫn còn hiện diện – nó chỉ là ít rõ ràng hơn.
- Ruby – Nhiều mặt nứt ra đến bề mặt được lấp đầy với thủy tinh để làm giảm khả năng dễ nhìn thấy của chúng và làm cho viên đá trở nên trong suốt hơn. Trong một số trường hợp, lượng thủy tinh lấp đầy có thể có ảnh hưởng rất lớn đối với Ruby được xử lý.
- Emerald – Các mặt nứt ra đến bề mặt trong emerald đôi khi được lấp đầy tinh dầu, các loại dầu khác, sáp và “nhựa nhân tạo” – prepolyme peoxy, prepolyme khác (bao gồm chất kết dính thiết lập bởi tia cực tím) và polyme để giảm khả năng dễ nhìn thấy của mặt nứt và cải thiện độ sạch. Những chất này có mức độ ổn định khác nhau trong Emerald được xử lý và lượng vật chất lấp đầy hiện diện trong đá có thể dao động từ không đáng kể đến số lượng lớn.
- Các loại khác – Xử lý lấp đầy bằng nhựa và thủy tinh có thể được sử dụng trên bất kỳ loại đá quý bền vững nào mà có vết nứt ra đến bề mặt. Bao gồm Thạch anh, Aquamarine, Topaz, Tourmaline và các loại đá quý trong suốt khác. Tuy nhiên, kiểu xử lý này, ít phổ biến hơn so với các cách xử lý khác được đề cập ở trên.
- Các yếu tố độ bền – Phần lớn phụ thuộc vào độ bền của chất lấp đầy. Thủy tinh có xu hướng cứng chắc hơn và do đó bền hơn nhựa, dầu hoặc sáp. Những thay đổi về áp suất không khí, tiếp xúc với nhiệt, hoặc do tiếp xúc với hóa chất có thể ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài của đá quý xử lý bởi khả năng biến đổi hoặc bị loại bỏ của chất lấp đầy.
- Khả năng nhận biết – Trong hầu hết các trường hợp, những viên đá quý xử lý lấp đầy có thể được nhận biết bởi các chuyên gia giám định đá quý khi xem dưới kính phóng đại.
- Tần suất gặp trong thương mại – Thường gặp ở Kim cương, Ruby, Sapphire, Cẩm thạch và Emerald.
- Tính cần sử dụng và bảo quản đặc biệt – Tránh tiếp xúc với nhiệt, và thay đổi áp suất không khí (chẳng hạn như trong khoang hàng không) hoặc hóa chất. Emerald xử lý lấp đầy cũng có thể bị hư hỏng do tiếp xúc với nước nóng được sử dụng để rửa bát đĩa.
Nguồn: GIA
Những bài viết liên quan:
CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ ĐÁ QUÝ - PHẦN 1
Alita Mates
For a Joomla website how do you get the drop down menus to display correctly in Internet Explorer 6?