MOISSANITE – KẺ MẠO DANH KIM CƯƠNG HAY MỘT SỰ THAY THẾ HOÀN HẢO CHO KIM CƯƠNG TỰ NHIÊN?

Mục lục

Moissanite là gì?

Moissanite hay còn được gọi là “kẻ mạo danh Kim cương”. Thật vậy, nhìn bề ngoài loại đá này giống hệt kim cương, chúng cũng tỏa sáng và sở hữu vẻ lung linh tuyệt đẹp. Mang trong mình danh xưng là “kẻ mạo danh kim cương”, khiến người ta dễ hiểu lầm về chất lượng, nhưng thực tế Moissanite vẫn được xếp vào hàng đá quý. Vì nó không chỉ sở hữu vẻ đẹp lung linh mà chất lượng cũng rất tốt và giá thành là không hề rẻ một chút nào.

Moissanite thực chất ban đầu là đá, một loại đá quý hiếm thiên nhiên với các thành phần được cấu tạo từ Silicon Carbide. Với vẻ ngoài đẹp và lấp lánh và độ cứng gần bằng kim cương thiên nhiên. Đá Moissanite được nhận biết nhiều dưới danh nghĩa đá giống kim cương, và hiện được gọi là kim cương Moissanite (xoàn Moi).

Moissanite và kim cương thiên nhiên giống nhau như thế nào?

Về cơ bản thì đặc tính của đá Moissanite có độ tương đồng lên đến 98% so với kim cương thiên nhiên, và khó có thể phân biệt bằng mắt thường. Không chỉ ở vẻ bề ngoài mà tính chất vật lý và hóa học của chúng cũng tương tự nhau. Chẳng hạn như chúng có độ cứng, tỷ trọng, chiết suất và mức độ dẫn nhiệt,… gần như là giống nhau.

Ngày nay, Moissanite chủ yếu được sản xuất trong phòng thí nghiệm. Cách sản xuất này ít làm hại môi trường, khác với những tác động xấu đến môi trường trong việc khai thác các đá thiên nhiên khác. Vậy nên từ khi “kim cương Moissanite” xuất hiện đã giúp cho nền công nghiệp và thời trang thế giới có nhiều bước chuyển biến tốt đẹp. Vì kim cương là một loại đá cực kỳ quý hiếm và số lượng là hạn chế nên việc xuất hiện một loại khoáng chất giống hệt kim cương tự nhiên mà tự tay con người có thể tạo ra thật sự vô cùng ý nghĩa.

Nguồn gốc của đá Moissanite

Đá Moissanite thiên nhiên là một loại đá không hình thành tự nhiên trên Trái Đất mà được hình thành từ khoáng chất silicon carbide. Nó là viên đá được bắt nguồn từ một vì sao.

Vào năm 1893, một nhà khoa học người Pháp - Henri Moissan đã nghiên cứu các mảnh vỡ thiên thạch đến từ Arizona, Mỹ. Ông thấy rằng trong các mảnh thiên thạch này có nhiều mảnh vụn sáng lấp lánh. Mới đầu, ông nghĩ các mảnh vụn lấp lánh đó là kim cương. Tuy nhiên, sau khi dùng máy móc để nghiên cứu và tìm hiểu, ông phát hiện ra cấu trúc của nó hoàn toàn khác so với cấu trúc của kim cương.

Đá Moissanite được hình thành bởi các khoáng chất silicon carbide, còn kim cương thì lại được cấu tạo nên bởi Carbon. Phát hiện của Henri Moissan là một phát hiện vô cùng mới. Nó đã mang đến cho giới thời trang một loại đá mới, đẹp và lấp lánh. Chính vì vậy, người ta đã lấy họ của ông để đặt tên cho loại đá này. Đó là lý do mà cái tên Moissanite ra đời.

Do các tinh thể Moissanite được hình thành trên thiên thạch chứ không hề được hình thành trên Trái Đất nên người ta đã phải nghiên cứu ra cách để tạo ra nó. Người ta đã tìm ra được silicon carbide (một loại hợp chất của Silic và Cacbon). Nó là một loại khoáng chất tự nhiên trên Trái Đất nên dễ để khai thác và nó cũng có thể được tái tạo trong các phòng lab. Một điểm khác biệt duy nhất chính là nó không hình thành tinh thể Moissanite như trên thiên thạch.

Đến năm 1998, công ty Charles & Colvard đã lần đầu giới thiệu đá Moissanite trên thị trường kim hoàn sau nhiều năm nghiên cứu. Những viên đá của họ sáng lấp lánh và bắt mắt không thua kém gì những viên kim cương đắt giá.

Tuy nhiên, vì đá Moissanite là đá tổng hợp nên so với kim cương thì chúng có giá thành rẻ hơn nhiều lần. Nhờ vậy mà nó ngay lập tức thu hút được sự chú ý của mọi người. Nó trở nên được ưa chuộng hơn bởi những người muốn có cho mình những bộ trang sức lấp lánh, sang trọng nhưng kinh phí hạn hẹp.

Trong những năm trở lại đây, đá Moissanite đã được nhiều người tin tưởng lựa chọn để làm đá gắn lên nhẫn cưới. Bởi họ muốn đi tìm một chiếc nhẫn cưới hoặc nhẫn đính hôn có giá thành hợp lý, vừa với túi tiền của mình và lại có độ long lanh, sang trọng không kém gì kim cương thật.

Moissanite nhân tạo được tạo ra như thế nào?

Kim cương nhân tạo Moissanite được tạo ra thông qua quá trình phân hủy nhiệt, xảy ra khi một chất được đốt nóng đến khi có thể bị phân hủy về mặt hóa học. Methylsilan, chất khí không màu, được sử dụng để phân hủy thành đá Moissanite.

Tiến độ của quá trình này được thực hiện và giám sát chặt chẽ bởi đội ngũ chuyên gia. Moissanite thô sau sản xuất sẽ được đi qua quy trình cắt kim cương công nghiệp bởi các thợ mài đá lành nghề.

Lợi ích chính của việc chế tác đá quý nhân tạo là chúng có thành phần hoàn toàn giống với đá quý tự nhiên được hình thành sau hàng tỷ năm và không có bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào của việc khai thác.

Moissanite có thành phần cấu tạo hóa học là Silic và Cacbon hay còn gọi là Silicon Carbide (SiC). Sau đây là tính chất vật lý và quang học của Moissanite được so sánh với Kim cương thiên nhiên.

Về cơ bản thì đặc tính của đá Moissanite có độ tương đồng lên đến 98% so với kim cương tự nhiên. Đó cũng là lý do mà nó dễ bị nhầm lẫn với kim cương tự nhiên. Dưới đây là một số đặc tính vật lý cơ bản của đá Moissanite:

Đặc tính vật lý:

Về cơ bản thì đặc tính của đá Moissanite có độ tương đồng lên đến 98% so với kim cương tự nhiên. Đó cũng là lý do mà nó dễ bị nhầm lẫn với kim cương tự nhiên:

  • Hệ tinh thể: Lục giác
  • Cát khai: Không rõ theo trục (0001)
  • Vết vỡ: Vỏ sò (giống thạch anh)
  • Vết cắt: Có màu xanh xám
  • Ánh: Kim loại
  • Màu vết vạch: Xám lục
  • Độ bóng bề mặt: Bóng như thủy tinh
  • Tia sáng: Đá có tia thủy tinh.
  • Độ trong: Trong suốt, không lẫn tạp chất.
  • Màu sắc: Màu sắc của Moissanite rất đa dạng. Một số màu phổ biến như xanh lá cây, xanh dương, vàng, đen, không màu… Màu sắc của đá sẽ được quyết định bởi địa điểm tìm thấy đá và mức độ áp suất tác động lên nó.
  • Độ cứng theo thang đo Mohs: 9.5
  • Trọng lượng riêng (tỷ trọng): 3.218 – 3.22g /cm3
  • Nhiệt độ nóng chảy: Đá sẽ phân hủy ở nhiệt độ 2730 °C. Tuy đá Moissanite có độ cứng thấp hơn kim cương, nhưng khả năng chịu nhiệt trong không khí ổn định lại tốt hơn kim cương (lên đến 1127 °C trong khi kim cương chỉ ở 837 °C).

Đặc tính quang học

Đặc tính quang học của một viên đá quý là cái sẽ cho ta biết màu sắc và độ tán sắc của viên đá đó trong điều kiện môi trường tự nhiên. Điều này góp phần tạo nên vẻ đẹp cũng như tạo nên giá trị của một viên đá. Một số chỉ số quang học quan trọng của đá Moissanite là:

  • Chỉ số khúc xạ, chiết suất (Refractive index): nω = 2.616 - 2.757; nε = 2.654 - 2.812
  • Khúc xạ đơn: Chính là đường đi của tia sáng gốc khi chiếu qua viên đá. Khúc xạ đơn của đá có tia sáng không bị lệch, chiều lan tỏa thay đổi từ đậm đến nhạt tùy theo màu của đá.
  • Khúc xạ kép: Là đường đi của tia sáng bị tách làm hai khi ánh sáng mạnh chiếu qua viên đá. Đá Moissanite có tính khúc xạ kép: 313 (dạng 6H). Khúc xạ kép của đá Moissanite có tia sáng lệch 0.2 – 0.3 độ so với tia sáng ban đầu. Tia sáng cũng sẽ đổi từ đậm đến nhạt theo màu của viên đá.
  • Giá lưỡng chiết là giá trị để đánh giá độ khúc xạ kép của viên đá trong điều kiện tự nhiên khi được ánh sáng mạnh chiếu vào. Với đá Moissanite thì giá lưỡng chiết là δ = 0.038

Sự khác nhau giữa kim cương Moissanite với kim cương thiên nhiên

Tuy Moissanite có những đặc điểm tương tự như kim cương tự nhiên nhưng nó vẫn có những điểm khác biệt. Có nhiều yếu tố khiến 2 loại đá này phản chiếu ánh sáng tạo ra độ lấp lánh không giống nhau.

Không có viên Moissanite nào trông hoàn toàn giống với kim cương. Người tiêu dùng thông thường khó có thể phân biệt được Moissanite và kim cương. Trong khi đó, các chuyên gia kim cương đá quý thường sẽ tập trung vào các điểm khác biệt giữa kim cương Mossainite và kim cương tự nhiên dưới đây:

Kim cương Tự Nhiên Kim cương Moissanite
Màu sắc: Kim cương không màu được phân loại D - F, vẻ ngoài lấp lánh và có màu trắng băng dưới mọi tia sáng. Những viên kim cương có cấp màu thấp hơn bắt đầu ngả màu vàng. Moissanite không màu sẽ được phân cấp giống kim cương nhưng có xu hướng xuất hiện nhiều màu hơn như xám, nâu hoặc vàng và màu xanh lục. Moissanite càng lớn thì ánh màu này càng rõ.
Độ tinh khiết: Cấp độ cao: không chứa tạp chất hoặc không có tạp chất nhìn được bằng mắt thường (sạch mắt). Những viên kim cương có độ trong cao, từ cấp hoàn toàn tinh khiết đến sạch mắt rất quý hiếm và có mức giá lớn. Những viên thuộc cấp VS2 đến SI1 sẽ có tạp chất rõ ràng hơn và không có mức giá quá cao. Do chủ yếu được hình thành nhân tạo nên Kim Cương Moissanite có rất ít hoặc không có tạp chất.Chúng có độ tinh khiết hoàn mỹ dễ tìm kiếm hơn nhiều so với kim cương. Loại đá này có nhiều màu sắc và độ lấp lánh rõ ràng thường được ưa chuộng hơn ở điểm này.
Độ sáng, tính lấp lánh và độ rực rửa: Tính lấp lánh được tạo thành từ độ sáng, các ánh sáng trắng và “ánh lửa” cùng các tia chớp màu. Kim cương có sự kết hợp tuyệt vời giữa ánh sáng rực rỡ và độ rực lửa, tạo vẻ ngoài tinh tế với độ lấp lánh bắt mắt. Không có loại đá quý nào có độ lấp lánh hoàn toàn giống kim cương. Moissanite có độ rực lửa lớn hơn, có nghĩa là ánh sáng lấp lánh của chúng có thể trông như “cầu vồng” hay ánh sáng lấp lánh rất nhiều màu sắc. Đặc điểm này khá dễ nhận thấy để phân biệt với kim cương, đặc biệt là với các viên đá lớn.
Độ bền & Độ cứng: Độ cứng của đá quý được đo trên thang Mohs, từ 1 (mềm) đến 10 (cứng). Kim cương là vật liệu cứng nhất được tìm thấy trong tự nhiên, 10 điểm trên thang Mohs. Kim Cương Moissanite mềm hơn kim cương, đạt 9,25 điểm trên thang Mohs.
Giá thành: Kim cương có giá thành cao hơn Moissanite nhưng giá trị cũng bền vững hơn nhiều. Kim cương nhân tạo sẽ rẻ hơn kim cương tự nhiên khoảng 50 – 60%. Moissanite có giá rẻ hơn kim cương rất nhiều. Do đó, loại đá này rất thân thiện với ngân sách, nhưng giá trị của chúng khó giữ vững hơn. Vì hiện nay, kim cương nhân tạo đang là một giải pháp thay thế hiệu quả cho kim cương tự nhiên về vẻ đẹp và tính đạo đức trong khi giá thành lại thấp hơn nên nhu cầu về các loại đá giống kim cương như Moissanites ngày càng tăng cao.
Tính xung đột chính trị trong hoạt động khai thác: Việc sở hữu một viên kim cương tự nhiên thật ngày nay hoàn toàn có thể không mang tính xung đột chính trị nhờ quy trình khai thác kim cương tự nhiên và lộ trình sản xuất trong phòng thí nghiệm của kim cương nhân tạo. Moissanite được tạo ra trong phòng thí nghiệm nên không có tính xung đột.

Sự khác nhau của Moissanite và kim cương tự nhiên được thể hiện dưới kính soi chuyên nghiệp.

Cách phân biệt kim cương Moissanite với kim cương tự nhiên bằng mắt thường

Ở trên là những điểm khác biệt giữa đá Moissanite và kim cương tự nhiên. Nhưng những điểm khác biệt đó sẽ rất khó có thể nhận ra bằng mắt thường. Vậy nên nếu bạn muốn biết những mẹo nhỏ để phân biệt được hai loại đá quý này thì có thể tham khảo ngay sau đây:

Đặt kim cương thiên nhiên và Moissanite trên cùng một mặt báo và quan sát. Nếu là Moissanite thì bạn có thể đọc được chữ xuyên qua thân của viên đá này vì độ trong suốt của nó là khá lớn. Còn với kim cương thật sẽ không đọc được chữ do có tính cản quang.

Hãy quan sát thật kỹ, đối với những viên Moissanite sẽ có các đường cắt mờ còn kim cương tự nhiên hoàn toàn không có. Ngoài ra bên trong kim cương tự nhiên sẽ có những tạp chất và đường vân nhỏ, những khiếm khuyết này không làm mất đi vẻ đẹp của kim cương mà càng làm tăng thêm mức độ lấp lánh của nó.

Có thể dùng bút thử kim cương, đây là một phương pháp chính xác giúp phân biệt được hai loại đá quý này. Bình thường, bút thử kim cương sẽ có 3 nấc là kim loại, Moissanite và kim cương. Nên bạn hoàn toàn có thể biết được đâu là Moissanite và đâu là kim cương tự nhiên bằng phương pháp hiện đại này.

Ngoài ra, màu sắc (màu nền và màu trong tia phản chiếu) là sự khác biệt nổi bật nhất giữa Moissanite và Kim cương. Đá Moissanite có thể có ánh vàng hoặc xám dưới một số ánh sáng nhất định và lấp lánh các tia ‘cầu vồng’ đầy màu sắc và rực lửa. Trong khi đó kim cương phải luôn sáng và không có màu (trừ những viên thuộc cấp màu thấp) dưới mọi ánh sáng và lấp lánh các tia sáng trắng là chủ yếu.

Kim cương Moissanite (bên trái) có độ rực lửa lớn hơn và màu ánh sáng có xu hướng ra màu cầu vồng khi so sánh với kim cương tự nhiên (bên phải).

Một viên kim cương thật sẽ có cảm giác lạnh khi chạm vào và không dễ đọng lại vết sương mờ khi bạn hà hơi lên bề mặt viên đá. Hầu hết mọi người có thể nhận biết sự khác biệt giữa Moissanite và kim cương bằng mắt thường, nhưng nếu không chắc chắn, bạn hãy liên hệ với một chuyên gia đá quý giàu chuyên môn để được tư vấn.

Tiêu chuẩn 4C của Moissanite

Cũng giống kim cương, chất lượng Moissanite được đánh giá bằng thang đo cho tiêu chuẩn 4C được thành lập bởi GIA, là thước đo quan trọng trong việc phân loại chất lượng đá quý của bất kỳ tổ chức giám định nào. Moissanite nhân tạo hiện nay cần phải đạt chất lượng cấp cao nhất trong mỗi tiêu chuẩn này. Nếu không, những viên đá này sẽ không được đưa ra bán trên thị trường.

Màu sắc của Moissanite (Color)

Màu sắc đề cập đến màu nền tự nhiên của một viên đá quý, không liên quan đến các phổ màu nhấp nháy khi di chuyển viên đá. Một viên kim cương càng gần mức độ không màu thì độ hiếm càng cao và do đó giá trị càng lớn.

Bảng phân loại màu kim cương theo tiêu chuẩn GIA từ ban đầu không phải được đưa ra để đánh giá Moissanite. Không giống như kim cương không màu được phân loại từ không màu tới hơi nâu, đến màu vàng lạ mắt; Moissanite có thể mang các tông màu phong phú từ xanh lục sang vàng đến xám.

Moissanite là loại đá quý đẹp, rực rỡ với độ phân tán cao và có thể ứng dụng làm nhiều loại trang sức đá quý rực rỡ.

Độ tinh khiết của Moissanite (Clarity)

Độ tinh khiết đề cập đến mức độ sạch hoặc trong của một viên đá quý. Cụ thể là số lượng các tỳ vết bên trong viên đá trong quá trình hình thành, được gọi là tạp chất (Inclusion). Các tỳ vết trên bề mặt của đá quý được gọi là dấu vết bề mặt (blemishes).

Vì gần như tất cả Moissanite được tạo ra trong phòng thí nghiệm bằng cách sử dụng các nguyên tố tự nhiên nên chất lượng của viên đá sẽ được kiểm soát để đạt được cấp độ cao nhất, đặc biệt về độ tinh khiết của đá quý.

Giác cắt (Cut)

Giác cắt không chỉ là kiểu cắt mà còn là sự cân bằng về tỷ lệ, tính đối xứng và độ bóng mà viên đá đạt được. Mức độ cắt tốt liên quan trực tiếp đến vẻ đẹp tổng thể của đá quý. Khi được cắt một cách chính xác, khả năng phản xạ và khúc xạ ánh sáng của viên đá quý được tăng cường đáng kể.

Trong khi hình tròn (Round Brilliant) là kiểu cắt phổ biến nhất cho Moissanite, những kiểu cắt lạ mắt khác cũng có sẵn cho loại đá này nhưng với số lượng hạn chế hơn.

Trọng lượng (Carat)

Carat là đơn vị đo lường truyền thống của trọng lượng cho viên kim cương (1 carat = 200 miligam). Một carat được chia thành 100 “điểm”, do đó, một viên kim cương 1.5 carat có thể được miêu tả là một carat rưỡi hoặc 150 điểm.

Đá Moissanite có trọng lượng riêng thấp hơn so với kim cương tự nhiên. Cụ thể, trọng lượng riêng của kim cương là 3,50g trong khi đó trọng lượng riêng của đá Moissanite nằm trong khoảng 3,218g - 3,22g

Chính vì vậy, nếu so sánh trọng lượng của một viên đá Moissanite và một viên kim cương với cùng kích thước thì Moissanite sẽ nhẹ hơn.

Moissanite và các loại tạp chất thường thấy bên trong

Không có hai viên đá quý nào giống nhau do chúng luôn chứa những tạp chất riêng biệt. Giống như kim cương, Moissanite có thể có các loại tạp chất sau:

Vết hình kim

Đây là loại tạp chất phổ biến nhất của Moissanite, có vẻ ngoài dài và mỏng như tên gọi của chúng. Tạp chất này thường có màu trắng hoặc mờ và chỉ có thể nhìn thấy dưới độ phóng đại. Nếu vết hình kim xuất hiện thành các cụm, vẻ ngoài của Moissanite sẽ bị ảnh hưởng do độ tinh khiết của đá quý suy giảm đáng kể.

Tạp chất tinh thể

Tạp chất này là những tinh thể sáng hoặc tối bên trong đá quý. Bạn không nên mua Moissanite chứa tạp chất tinh thể lớn có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Vết mây mờ

Những tạp chất này là những đốm mờ bên trong viên đá. Khi được quan sát dưới độ phóng đại cực lớn, những đốm mây này thực chất là tinh thể và những điểm màu nhỏ.

Vết nứt

Đây là những vết đứt gãy nhỏ. Bạn nên tránh những viên đá quý có nhiều tạp chất này vì chúng có thể làm xấu đi tính toàn vẹn về cấu trúc của đá. Nếu bị một cú đánh đột ngột, viên đá quý có thể bị đứt gãy.

Điểm nút

Điểm nút là một tinh thể trắng hoặc trong suốt có thể nhìn thấy trên bề mặt được đánh bóng của đá. Tương tự như vết nứt, các điểm nút sẽ ảnh hưởng đến tính toàn vẹn về cấu trúc của một viên đá quý.

Vết sứt mẻ

Đây là những khe hở nông trên bề mặt đá, thường được tìm thấy ở phần chóp đáy (Culet), các điểm tiếp giáp với bề mặt, và viền cạnh. Những tạp chất này thường là kết quả của việc người đeo vô tình làm hỏng viên đá quý.

Lỗ hổng

Giống như một lỗ sâu răng, lỗ hổng là các lỗ sâu trên bề mặt đá có thể tích bụi bẩn và dầu. Nhiều lỗ sâu sẽ dẫn đến các đốm đen trên bề mặt đá quý do bụi bẩn và dầu tích tụ.

Kim cương Moissanite dùng trong trang sức để thay thế cho kim cương thiên nhiên

Kim cương Moissanite là một trong những lựa chọn hàng đầu để thay thế cho kim cương tự nhiên với mức giá thấp hơn nhiều mà vẫn giúp bạn có được một chiếc nhẫn cầu hôn sang trọng.

Cùng nhiều tính chất tương đương kim cương, đá Moissanite có độ bền, độ lấp lánh và độ rực rỡ gần như không thua kém bất kỳ loại đá quý nào.

Kim cương Moissanite với vẻ ngoài lấp lánh tuyệt đẹp

Đá Moissanite và kim cương nhìn bề ngoài hầu như không thể phân biệt được khi được đặt cạnh nhau. Tuy nhiên, đá Moissanite không thay thế hoàn toàn được kim cương hoặc bất kỳ loại đá quý nào.

Vẻ ngoài lấp lánh là nét đặc trưng của đá Moissanite do loại đá này có chỉ số khúc xạ cao hơn kim cương. Cấu trúc hóa học viên đá có thể làm chậm và bẻ cong ánh sáng chiếu qua tốt hơn nhiều so với các loại đá quý khác, tạo ra một hiệu ứng gần giống như cầu vồng. Với tính chất quang học đặc biệt tinh xảo, Moissanite là một sự lựa chọn tuyệt vời cho đá quý không màu.

Kim cương Moissanite có vẻ ngoài tuyệt đẹp và độ cứng gần ngang với kim cương tự nhiên.

Sử dụng đá Moissainite mang ý nghĩa nhân văn: Moissanite nhân tạo giúp giảm các tác động đến môi trường

Một trong những điểm mạnh lớn nhất của việc mua Moissanite là viên đá này không có tác động lớn đến con người và thiên nhiên như kim cương.

Nhiều mỏ khai thác kim cương không chuyên nghiệp sử dụng công nhân trong điều kiện không an toàn, làm giảm đa dạng sinh thực vật tại khu vực, lại có thể gây xói mòn đất hoặc ô nhiễm nguồn nước. Dù vẫn có những viên kim cương chất lượng không xuất phát từ những vùng có xung đột chính trị. Tuy nhiên nguồn gốc của kim cương không còn được truy tìm chính thức nữa do còn rất nhiều tranh cãi về tính hiệu quả của quá trình khai thác.

Trong khi đó, đá Moissanite nhân tạo được sản xuất trong phòng thí nghiệm nên sẽ không có bất kỳ loại hoạt động nào có hại như vậy. Vì không yêu cầu khai thác nên Moissanite có lượng khí thải carbon chỉ bằng một phần nhỏ so với việc khai thác kim cương.

Kim cương Moissanite ngày nay được tạo ra trong phòng thí nghiệm, tránh được các vấn đề về môi trường không như việc khai thác các loại đá quý tự nhiên khác.

Ý nghĩa của đá Moissanite

Đá Moissanite được biết đến là một loại đá mang đến sự may mắn cho cuộc sống của con người, đánh thức các tiềm năng đang bị ẩn giấu và thúc đẩy con người quyết tâm hoàn thành mục tiêu của mình. Cùng với đó, đá Moissanite lần đầu tiên được tìm thấy trong các mảnh thiên thạch nên nhiều người coi nó như là một sự kết nối của Trái Đất với phần còn lại của vũ trụ.

Ý nghĩa về tình cảm

Thực tế, người ta tin rằng đá Moissanite giống như là viên đá sinh của tháng Tư. Thế nên, nếu bạn muốn tặng quà sinh nhật cho ai đó sinh tháng Tư thì trang sức đính đá Moissanite là một sự lựa chọn tuyệt vời.

Nó cũng thường được mọi người gán cho ý nghĩa về tình yêu và sự lãng mạn. Mọi người nói rằng nó là đại diện của một tình yêu bền chặt, khó có thể bị phá vỡ của hai người.

Ý nghĩa về sức khỏe

Bên cạnh ý nghĩa tình cảm thì nhiều người cũng nói nó có công dụng với sức khỏe và chữa lành như những loại đá quý tự nhiên khác. Nó có tác dụng làm sạch và sáng tỏ tinh thần, suy nghĩ cũng như cơ thể của con người. Từ đó, nó có thể khiến con người trở nên bình tĩnh trước các sự việc, không trở nên kích động, nghi ngờ mà chỉ tập trung vào bản thân.

Ý nghĩa về tinh thần

Mọi người quan niệm rằng, đá Moissanite là một vật báu từ không gian, là sợi dây liên kết giúp kết nối với vũ trụ. Chính vì thế, nó mang ý nghĩa lớn về tinh thần cho mọi người.

Cách bảo quản đá trang sức đá Moissanite luôn như mới

Kim cương Moissanite có độ cứng rất cao nhưng không phải vì thế mà nó sẽ không bị hư hại trong quá trình sử dụng. Vậy nên, nếu muốn trang sức làm từ kim cương Moissanite của mình luôn như mới, sáng bóng thì bạn phải bảo quản nó thật tốt.

Những tác nhân có thể gây hại đến kim cương Moissanite

  • Nếu tiếp xúc lâu với môi trường chứa nhiều Clo như hồ bơi sẽ làm cho kim cương Moissanite bị xỉn màu. Vậy nên khi đi bơi, bạn nên tháo trang sức kim cương Moissanite để vừa gìn giữ vẻ đẹp của trang sức đó vừa thoải mái bơi lội.
  • Những loại hóa phẩm và các loại đồ dùng vệ sinh cá nhân có chứa chất tẩy rửa như dầu gội, sữa tắm, nước rửa chén, có thể gây hại đến trang sức của bạn.
  • Không đeo trang sức kim cương Moissanite khi nấu ăn vì kim cương có thể hút dầu mỡ, và dần dần trên bề mặt kim cương sẽ có một lớp màng dầu mỡ phủ lên, làm giảm độ sáng và lung linh tuyệt đẹp của nó.
  • Kem dưỡng da, kem chống nắng hay dầu dưỡng ẩm,… khi dùng hàng ngày có thể bám lại và tích tụ dần trên trang sức đính kim cương Moissanite. Theo thời gian sẽ làm cho bề mặt kim cương bị phủ một lớp màn bẩn, từ đó làm mất đi độ sáng bóng và lung linh của kim cương.
  • Khi làm việc nhà hay hoạt động mạnh thì bạn nên tháo trang sức kim cương Moissanite ra vì có thể trong quá trình vận động thì trang sức sẽ bị va đập, dẫn đến biến dạng, trầy xước, làm mất đi giá trị của trang sức đó.
  • Khi bảo quản kim cương Moissanite, bạn nên cất nó riêng trong hộp kín, không cất chung với những loại trang sức khác vì sẽ dễ bị va chạm dẫn đến trầy xước. Lưu ý là hãy bọc trang sức kim cương Moissanite bằng vải mềm để quá trình bảo quản được đảm bảo hơn.

Cách bảo quản trang sức Moissanite

Trong khi kim cương là loại đá quý cứng nhất trên trái đất đạt điểm 10 trên thang độ cứng mohs thì Moissanite cũng có độ bền không kém khi đạt 9.25 điểm, phù hợp để đeo hàng ngày và duy trì được vẻ đẹp cũng như giá trị suốt đời. Với độ bền cao, Moissanite chỉ cần trải qua các công đoạn chăm sóc đơn giản:

  • Sử dụng nước ấm với một chút xà phòng nhẹ và dùng bàn chải đánh răng hoặc vải mềm chà nhẹ viên đá, chú ý làm sạch những chỗ khó tiếp cận.
  • Sử dụng Baking Soda: Đây là hỗn hợp giúp làm sạch nhẹ nhàng, phù hợp với trường hợp bẩn ít.
  • Dung dịch nước rửa chén loãng (gồm 1 phần nước rửa chén và 3 phần nước sạch): Hỗn hợp này sẽ hiệu quả với vết bẩn do sữa dưỡng da, dầu mỡ,…
  • Sử dụng dung dịch amoniac: Pha hỗn hợp theo tỷ lệ 1:4 (amoniac: nước ấm). Ngâm trang sức bẩn khoảng 20 phút sau đó rửa lại bằng dung dịch nước rửa chén loãng.
  • Dùng nước rửa chuyên dụng: Bạn có thể mua hỗn hợp này tại những địa điểm bán kim cương Moissanite hoặc trang sức kim cương Moissanite. Lưu ý bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi sử dụng hỗn hợp này.

Sau khi đã ngâm và rửa sơ qua những hỗn hợp trên thì tiếp theo bạn phải rửa lại bằng nước sạch và lau khô bằng vải mềm. Tránh sử dụng hóa chất mạnh để làm sạch đá vì sẽ bị mài mòn.

Nguồn: Tổng hợp từ kimcuongdaquy.info và một số website khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *