GIA CÔNG BỀ MẶT TRONG KIM HOÀN – PHẦN 6

TẠO LỚP ÔXY HÓA BỀ MẶT

Khi kim loại tiếp xúc với không khí và hơi nước sẽ bị ôxy hóa. Đối với các pho tượng đồng, theo thời gian sự ôxy hóa sẽ tạo màu xanh lục trên bề mặt. Sự ôxy hóa có thể rất hấp dẫn đối với các sản phẩm có chứa đồng. Oxy hóa là phản ứng tự nhiên, phần này sẽ trình bày phương pháp tăng tốc độ ôxy hóa để tạo các hiệu ứng đặc biệt, sản phẩm sẽ có dáng vẻ cổ kính trong thời gian ngắn.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ôxy hóa bao gồm nung nóng và làm nguội, các hóa chất, và thành phần hợp kim.

Đồng bị ôxy hóa sẽ có màu xanh, vàng rất khó ôxy hóa, bạc khi bị ôxy hóa sẽ có màu xám đến màu đen.

Ôxy hóa là hiện tượng tự nhiên, đồng thau dễ bị ôxy hóa khi tiếp xúc với không khí trong thời gian dài.

Các phương pháp ứng dụng

Phần này sẽ trình bày năm phương pháp sử dụng các hóa chất tạo màu gồm phun, nhúng, tiếp xúc, xông khói và nhiệt.

Đồng thau được tạo màu bằng quy trình nung nóng, kết hợp các hóa chất sulfide kali, nitrate sắt, oxide titan.

Phương pháp phun

Phương pháp phun thường dùng cho các chi tiết lớn. Bạc cần dùng các chai phun phù hợp với màu theo yêu cầu, và dùng nước cất để rửa sạch. Bạn hãy phun dung dịch tạo thành lớp mỏng trên bề mặt, khi khô sẽ xuất hiện lớp ôxy hóa. Sau mỗi lần phun hóa chất và để khô, bạn cần làm sạch bằng nước cất.

Phương pháp nhúng

Bạn hãy nhúng chi tiết vào dung dịch trong chén thủy tinh chịu nhiệt, sau đó nung nóng theo yêu cầu. Thời gian dung dịch sôi là rất quan trọng đối với chất lượng sản phẩm.

Phương pháp xông khói

Bạn hãy treo chi tiết phía trên chén thủy tinh chịu nhiệt, trong chén là miếng bông nhúng dung dịch tạo màu. Toàn bộ chén và chi tiết cần được làm kín, dung dịch trong miếng bông sẽ tạo ra khí quyển có chứa các chất ôxy hóa bao quanh chi tiết. Điều quan trọng là miếng bông không tiếp xúc với các chi tiết. Thời gian tùy thuộc kích cỡ sản phẩm và độ kín của chén thủy tinh.

Mạt cưa chứa dung dịch

Bạn hãy hòa trộn dung dịch với mạt cưa ở mức vừa đủ, vùi kín chi tiết trong mạt cưa, quá trình này sẽ tạo ra các vết đốm có màu trên bề mặt chi tiết.

Phương pháp nung nóng

Bạn hãy dùng bàn chải hoặc bông thấm dung dịch và quét lên bề mặt chi tiết một lớp mỏng dung dịch, sau đó nung nóng nhẹ bằng mỏ đốt hoặc trong lò với nhiệt độ thích hợp.

Các màu ôxy hóa

Bạn có thể tạo ra nhiều loại màu trên bề mặt sản phẩm có chứa đồng trên bề mặt sản phẩm có chứa đồng bằng các hóa chất thích hợp. Các hóa chất này tương đối dễ pha chế và không độc hại.

Màu xanh lục

Đây là loại màu thường dùng và có nhiều phương pháp thực hiện. Muối amôni thường được sử dụng cho các chi tiết lớn. Bạn hòa tan muối này trong nước cất, quét hoặc phun một lớp mỏng trên bề mặt chi tiết, để khô và quét hoặc phun một lớp mỏng trên bề mặt chi tiết, để khô và quét hoặc phun một lớp nước cất. Bạn có thể sử dụng xen kẽ nhiều lớp dung dịch và nước cất để đạt được hiệu quả mong muốn. Nồng độ muối quá cao có thể làm cho màu không ổn định.

Các màu xanh lá

Để tăng hiệu quả, bạn có thể tạo các hoa văn trên bề mặt trước khi sử dụng dung dịch và nước cất.

Bạn có thể tạo các vệt màu vàng trên nền xanh hoặc chỉ có màu vàng, bằng cách sử dụng dung dịch sulfate sắt trong nước với nồng độ cao, nhúng sắt trong nước với nồng độ cao, nhúng hoặc phun lên bề mặt. Màu sắc tùy thuộc nồng độ sulfate sắt trong dịch. Bạn cũng có thể pha 100g ni-trate đồng với 40cc dung dịch acid ni-tric 70% trong một lít nước, để làm dung dịch tạo màu vàng cho bề mặt chi tiết. Bạn có thể rút ngắn thời gian tạo màu bằng cách nung nóng với mỏ hàn.

Màu tím

Màu tím có thể được tạo ra từ dung dịch 200g nitrate đồng trong một lít nước. Bạn hãy nấu sôi dung dịch này, đưa chi tiết vào, để trong 20 phút, sau đó rửa sạch và để khô. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng phương pháp phun, hoặc dùng mạt cưa, nung nóng bằng mỏ hàn.

Màu tím trên bề mặt

Màu cam sẫm

Để tạo màu cam sẫm, bạn hãy pha 120g sulfate đồng với 30 cc amôni trong 1 lít nước. Dung dịch này phải được dùng ngay sau khi pha, do amôni dễ bị phân hủy. Nấu sôi dung dịch và ngâm chi tiết trong 20 phút, sau đó rửa bằng nước và để khô, bạn không được cầm chi tiết khi chưa khô hoàn toàn.

Vết chạm khắc chìm bằng acid phía dưới màu vàng cam

Màu đỏ cam

Dung dịch gồm 50g sulfate đồng, 5g sulfate sắt, 5g sulfate kẽm, 25g thuốc tím trong một lít nước. Bạn hãy lần lượt pha từng chất trên trong dung dịch cho đến khi tất cả đều hòa tan, sau đó nấu sôi và ngâm chi tiết trong 2 phút, lấy chi tiết ra và làm sạch vết đen, đưa chi tiết trở lại dung dịch sôi và để trong 20 phút.

Màu đen mờ

Bạn hãy pha 5g thuốc tím, 50g sul-fate đồng, 5g sulfate sắt trong một lít nước. Khi dung dịch sôi, bạn hãy ngâm chi tiết trong 20 phút, sau đó rửa sạch bằng nước và để khô.

Màu đen mờ được bảo vệ bằng lớp sáp mỏng

Màu đỏ đậm

Bạn hãy pha dung dịch 10g nitrate sắt trong một lít nước, dùng cọ quét một lớp dung dịch trên bề mặt chi tiết, để khô và nung nóng bằng mỏ hàn, lặp lại các bước này để ổn định màu và dùng một lớp sáp mỏng để bảo vệ.

Để màu đỏ chuyển sang vàng bạn nên dùng dung dịch 25g sulfate đồng, 3 – 5 cc amôni và một lít nước, nấu sôi dung dịch và ngâm chi tiết 5 phút, rửa sạch và để khô.

Sau khi sấy khô, bạn hãy bảo vệ lớp ôxy hóa bằng các chất thích hợp

Tạo dáng vẻ cổ cho kim loại

Quy trình này cho phép tạo dáng vẻ cổ cho các sản phẩm mới được chế tạo từ hợp kim chứa nhiều Cu.

Bạn hãy bắt đầu bằng cách rửa dung dịch acid nitric và làm sạch bằng bàn chải để loại bỏ lớp ôxy hóa bề mặt, sau đó trộn mạt cưa với dung dịch acid nitric. Đặt chi tiết trong hộp gỗ hoặc thủy tinh, phủ mạt cưa lên trên. Dáng vẻ bề mặt phụ thuộc vào nồng độ acid, sau khi để trong hộp gỗ, bạn hãy chuyển chi tiết vào hộp chứa mạt cưa với dung dịch ôxy hóa.

Sản phẩm ôxy hóa bề mặt

Biến thể của phương pháp này là làm bão hòa acid nitric với Cu bằng cách nhúng miếng đồng trong acid, lấy miếng đồng ra khi bề mặt có màu xanh đậm, dung dịch lúc này trở thành ni-trate đồng. Thấm dung dịch này vào mạt cưa, và đặt chi tiết vào hỗn hợp, bề mặt chi tiết sẽ có dáng vẻ cổ sau khoảng thời gian xác định.

Thực hành sẽ giúp bạn nắm vững kỹ thuật này. Độ mịn của mạt cưa và nồng độ acid là các yếu tố có tính quyết định. Bạn không nên trộn đều acid với mạt cưa, các vùng bề mặt chi tiết tiếp xúc với mạt cưa có nồng độ acid khác nhau, sẽ tạo dáng vẻ có tính hiện thực cao hơn.

Ôxy hóa bạc

Bạn sẽ bị ôxy hóa và có màu xám đen khi tiếp xúc với không khí ẩm, cũng có thể bị ôxy hóa bề mặt khi được nung nóng và làm nguội. Bạn có thể dùng dung dịch 30g sulfate kali trong một lít nước nóng và 8g amôni để ôxy hóa bề mặt các chi tiết bằng bạc. Dung dịch phải được bảo quản trong chai kín và để ở nơi tối.

Trước khi sử dụng dung dịch, bạn phải làm sạch bề mặt chi tiết và rửa bằng dung dịch acid. Khi dùng bàn chải để quét lớp dung dịch lên bề mặt, bạn phải sử dụng bàn chải bằng chất tổng hợp. Bạc cần phải ủ trước khi tiến hành ôxy hóa.

Bạn hãy dùng dây đồng hoặc bạc để cột chi tiết và nhúng vào dung dịch ôxy hóa

Bạn hãy giữ dung dịch sulfate ở nhiệt độ sôi, nhúng chi tiết vào nước sôi, đưa vào dung dịch, sau đó nhúng lại với nước sôi, nhúng chi tiết vào nước sôi, đưa vào dung dịch, sau đó nhúng lại với nước sôi, lấy chi tiết ra và hơ trên hơi nước sôi. Sau khi ôxy hóa, bạn hãy rửa chi tiết bằng nước và để khô. Nếu chỉ cần ôxy hóa phần phông nên, bạn phải ôxy hóa toàn bộ, sau đó đánh bóng phần bề mặt nổi.

Ôxy hóa bề mặt chạm nổi

Bạn có thể sử dụng phương pháp đúc mẫu sáp để tạo hoa văn nổi trên bề mặt chi tiết. Hoa văn có thể được tạo ra bằng cách ép mẫu lên khối đất sét dẻo, sau đó sử dụng kỹ thuật đúc bằng mẫu sáp cho các hợp kim chứa nhiều đồng.

Nguồn: Kỹ thuật gia công kim hoàn

Những bài viết liên quan:

GIA CÔNG BỀ MẶT TRONG KIM HOÀN - PHẦN 1

GIA CÔNG BỀ MẶT TRONG KIM HOÀN - PHẦN 2

GIA CÔNG BỀ MẶT TRONG KIM HOÀN - PHẦN 3

GIA CÔNG BỀ MẶT TRONG KIM HOÀN - PHẦN 4

GIA CÔNG BỀ MẶT TRONG KIM HOÀN - PHẦN 5

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *