HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁCH NHẬN HỘT “ĐUÔI CÁ”

Một trong những cách nhận hột phổ biến nhất hiện nay, nhận hột kiểu đuôi cá là một trong số ít các phương pháp nhận hột thể hiện đẹp nhất cho đá tấm nhỏ. Nó được đặt tên theo nghĩa đen khi nhìn từ thực tế bên hông, các góc cạnh của chấu bung ra thành hai phần giống như đuôi cá. Hình dáng nó trông khá đơn giản, nhưng khi được thực hiện đúng, nó sẽ là một trong những cách nhận hột đẹp nhất.

Cấp độ kỹ năng: Nâng cao

Thực hiện một nhẫn trơn (hoặc sản phẩm bất kì) sẽ nhận hột kiểu đuôi cá với bảng rộng to hơn một chút (khoảng 0,5 mm) so với  kích cỡ viên đá bạn sẽ nhận, và cũng đủ độ dày để có thể làm sạch các lỗ mở dưới viên đá. Trải một lớp sáp ong trên mặt nhẫn, nơi sẽ nhận hột và xếp úp mặt đá lên, dọc theo bề mặt. Hãy chắc chắn chừa thêm một chút khoảng trống giữa hai viên đá vì khe này sẽ hẹp lại theo độ hướng tâm của nhẫn sau khi nhận hột, tránh làm cấn cạnh giữa các viên đá với nhau.

Lấy đá ra khỏi sáp ong và sử dụng mũi khoan để khoan lỗ thí điểm nơi đá sẽ được nhận vào. Nếu bạn nhận những viên đá nhỏ hơn 2 mm, bạn có thể bắt đầu bằng cách tạo các lỗ định vị bằng mũi bí nhỏ. Sau đó, với mũi Connic trụ (Setting bur) có kích thước bằng 90% kích thước của viên đá để khoan tạo độ sâu cho ổ đá kết hợp căn chỉnh cho mặt đá bằng với mặt nhẫn.

Sử dụng mũi khoan trụ 52, mở rãnh giữa. Cắt giữa tâm ổ này sang ổ khác dọc hết các ổ của những viên đá cho đến ổ cuối cùng. Vết cắt này chỉ nên sâu hơn một chút so với cạnh của ổ đá.

Sử dụng lại mũi khoan trụ để mở rãnh hình U ngang từ bên ngoài thông qua 2 bên. Những vết cắt ngang nẳm trên cạnh ổ đá, chúng không được sâu như rãnh mở giữa tâm đá.

Giờ là lúc để tạo hình bên hông ổ đá. Đối với thao tác này, sử dụng mũi Connic hình nón (heart bur) có cùng kích thước với những viên đá mà bạn sẽ nhận. Khoan mở từ từ thêm vách nghiêng ngay vị trí rãnh U bên hông. Hãy cố gắng giữ cho các vết cắt ngay tâm và đều như nhau, vì đây sẽ là phần khoan tạo chi tiết cuối cùng.

Sử dụng dụng cụ dũa cạnh để tạo chi tiết giữa các vết cắt mở vách nghiêng vừa thực hiện. Bắt đầu tạo chi tiết từ khoảng một phần ba độ dày nhẫn từ ni tay hướng về phía đỉnh của mặt nhẫn. Dũa sâu và rộng các chi tiết hướng lên mặt nhẫn.

Sau khi hoàn thành tất cả các vết cắt chi tiết đó, bạn có thể thực hiện việc cắt ngàm đá bằng cách sử dụng cùng một dụng cụ như bước 5. Điều quan trọng là thực hiện tất cả các bước theo thứ tự vì một khi đã nhận hột, sẽ gần như không thể thực hiện bất kỳ điều chỉnh để tăng giảm hay chỉnh sửa chi tiết nữa.

Nếu các ổ đá được mở theo đúng kích thước, bạn sẽ có thể nhận những viên đá bằng dụng cụ đẩy kim loại (chấu). Để tăng độ chắc an toàn cho đá, sử dụng dụng cụ chạm mở rộng chi tiết hình V bên hông, tác dụng nén phần chấu về hướng đá cho đến khi viên đá cứng chặt. Nếu điều này vẫn không giữ chặt đá hoặc không không an toàn cho đá, có thể bạn đã cắt ngàm quá rộng. Để sửa lỗi này, hãy đẩy / đóng các đỉnh chấu hướng vào trong, điều này sẽ giúp siết chặt thêm các viên đá.

Chiếc nhẫn đã hoàn thành.

Soạn bởi Joel McFadden – là một thợ kim hoàn thế hệ thứ ba, người đã học được kinh doanh từ ông nội và các thợ kim hoàn thời xưa khác ở Charleston, South Carolina. Ông hiện là chủ sở hữu của The Art of Jewelry của Joel McFadden, một cửa hàng trang sức tự thiết kế ở Red Bank, New Jersey.

Nguồn: Ganoksin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *