TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ KIM CƯƠNG (4C)

Kim cương là một trong những loại đá quý cao cấp và có giá trị lớn được mệnh danh là nữ hoàng của các loại đá quý. Việc sở hữu kim cương rất dễ dàng đối với bất cứ ai, nhưng để hiểu sâu hơn về chất lượng của chúng thì không phải ai cũng biết. Vì vậy, việc xác định giá trị chính xác của từng viên kim cương là vấn đề quan trọng. Bên cạnh việc đáp ứng cho sự phát triển ngày càng lớn của thị trường thì các tổ chức chứng nhận đá quý đã ra đời.

Để đánh giá và chứng nhận chất lượng của kim cương nó lại liên quan đến rất nhiều yếu tố. Do vậy, Viện nghiên cứu đá quý Gemological Institute of America (GIA) đã đưa ra 4 tiêu chuẩn hay còn gọi là Tiêu chuẩn 4C.

Tiêu chuẩn 4C đóng một vai trò quan trọng và quyết định trong việc định giá một viên kim cương trên thị trường trang sức. 4C là viết tắt của “color” (màu sắc), “carat” (trọng lượng), “cut” (cách cắt) và “clarity” (độ trong).

Color (màu sắc)

Cấp độ màu sắc của kim cương được GIA phân thành 5 nhóm từ không màu (colorless) đến hơi vàng (Light). GIA sử dụng các ký tự chữ cái đại diện cho các cấp màu bắt đầu là D và cuối cùng là Z. Thang chia này gọi là “D - Z Color Scale”.

Đa số kim cương đều thể hiện cấp độ khác nhau về màu sắc. Màu sắc của kim cương được phân loại từ không màu (rất hiếm có) đến hơi vàng. Giám định màu sắc phải sử dụng loại ánh sáng (màu trắng) đặc biệt. Thông thường sẽ nhìn từ phần đáy của kim cương để giám định màu sắc của nó.

Kim cương có giắc cắt tốt khiến huỳnh quang trong đó phát huy mạnh hơn. Kim cương càng lớn đặc điểm này càng nổi bật. Sự quý hiếm của kim cương không riêng ở chỗ gia công tinh tế, còn vì sự lựa chọn loại kim cương có màu sắc cấp bật cao hơn. Từ không màu đến gần không màu (D-I).

Clarity (độ trong suốt)

Dấu hiệu thiên nhiên bên trong của kim cương gọi là bao thể (vật chứa bên trong).

Độ trong suốt chỉ ký hiệu thiên nhiên bên trong kim cương tức sự lớn nhỏ, nhiều ít và vị trí của bao thể. Những thứ vật chứa bên trong này cũng như dấu vân tay của kim cương. Chúng khiến mỗi viên kim cương đều có tính độc đáo khác nhau. Sử dụng loại kính lúp 10x thì có thể xác định độ tinh khiết của kim cương. Đa số vật chứa bên trong không thể nhìn thấy bằng mắt thường.

GIA chia cấp độ tinh khiết thành 6 nhóm với 11 cấp độ. Những cấp độ đó là Flawless (FL), Internally Flawless (IF), hai cấp Very, Very Slightly Included (VVS), hai cấp Very Slightly Included (VS), hai cấp Slightly Included (SI) và ba cấp Included (I).

Carat (trọng lượng)

Là đơn vị thể hiện trọng lượng và lớn nhỏ kim cương. Đơn vị tính sử dụng là Carat.

Giá trị của kim cương dựa theo trọng lượng để xác định. Thể tích càng lớn càng hiếm nên giá cả càng cao. Giá tiền của một viên kim cương 5 carats có thể gấp 15 lần của 1 viên 1 carat. Còn 1 viên 1 carat cũng có thể cao gấp 4 lần của 1 viên ½ carat.

Đường kính kim cương có độ dài lớn không thể hiện là thể tích lớn. Một viên kim cương tốt về mặt trọng lượng và đường kính có một tỉ lệ quy định riêng. Nó khiến ánh sáng trong đó có thể phát huy cực độ…

1 carat = 0.2 gram hay 200 miligram. Ngoài ra đơn vị Carat còn được quy đổi ra point. Đối với những viên kim cương nhỏ hơn 1 carat. 1 carat= 100 point.

VD: Kim cương nặng 0.75 carat = 75 point. Một viên kim cương cắt mài chuẩn có trọng lượng 1 carat thì kích thước là 6.5mm.

Cut (gia công giác cắt)

Gia công là độ chính xác về góc độ và tỉ lệ cắt xén của kim cương, yếu tố duy nhất ảnh hưởng về vẻ đẹp và độ nhấp nháy bên ngoài của kim cương. Vì vậy nó quan trọng nhất trong 4C.

Vẻ đẹp của kim cương tùy thuộc vào độ sáng phản xạ của kim cương. Nếu muốn độ sáng của kim cương phát huy cực độ, khi cắt xén phải hội đủ 3 điều kiện sau:

  1. Tỷ lệ cắt xén hoàn hảo

Muốn có một viên kim cương lấp lánh, sáng mắt phải có kỹ thuật tính toán tỷ lệ hoàn hảo. Nếu kim cương cắt xén quá sâu (đáy dầy) ánh sáng sẽ phản xạ vào góc độ sai lệch. Đa phần ánh sáng sẽ thất thoát từ bên hông đáy kim cương, ở phần giữa kim cương sẽ lộ ra lỗ đen lu mờ. Ngược lại cắt xén quá mỏng ánh sáng sẽ thất thoát từ đáy kim cương khiến vị trí phần giữa sáng hơn, hình thành hiệu quả mắt cá. Sự hình thành của kim cương do làm theo công thức tỉ lệ cắt xén hoàn hảo, tính từng chi tiết nhỏ của mặt cắt và góc độ.

  1. Đối xứng hoàn hảo

Đối xứng là chỉ lớn nhỏ mỗi mặt cắt và góc độ của kim cương độ sắp xếp đều đặn, từng giác cắt.

  1. Đánh bóng hoàn hảo

Sau khi cắt mài phần làm bóng tất cả các giác và vành đai phải được trơn phẳng không để lại tì vết sau khi mài.

Tổng hợp bởi Trangdoan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *