GIA CÔNG BỀ MẶT TRONG KIM HOÀN – PHẦN 1

Sau khi nghiên cứu các kỹ thuật cơ bản trong ngành kim hoàn, bạn cần biết các phương pháp xử bề mặt. Một số kỹ thuật đòi hỏi chuẩn bị trước các hợp kim để có màu sắc mong muốn hoặc các vân bề mặt. Sản phẩm kim hoàn sẽ tăng giá trị một cách đáng kể khi được gia công bề mặt hợp lý.

CHẠM KHẮC BẰNG ĂN MÒN ACID

Chạm khắc bằng ăn mòn acid được dùng nhiều trong chế tác, ví dụ trong quy trình xử lý men, nhựa, và cẩn đá quý. Phương pháp này được sử dụng để tạo các hình phức tạp hoặc các vân trên bề mặt. Chạm khắc bằng acid cho phép hình ảnh vẽ trên giấy được chuyển lên bề mặt kim loại một cách dễ dàng và chính xác.

Nguyên lý của phương pháp này rất đơn giản. Các acid hòa tan kim loại được dung với các chất chống ăn mòn, sao cho acid không hòa tan kim loại ở các vị trí có chất chống ăn mòn. Sự phối hợp hai chất này sẽ tạo ra các hình vẽ trên bề mặt kim loại.

Chuẩn bị bề mặt kim loại

Trước hết bạn hãy giũa và chà bóng bề mặt bằng bột mài hoặc sợi thủy tinh, sau đó làm sạch và để khô. Trước khi sử dụng chất chống ăn mòn, bề mặt phải hoàn toàn khô để bảo đảm độ kết dính.

Sản phẩm với bề mặt được chạm khắc bằng acid

Chuyển hình vẽ lên bề mặt

Có nhiều phương pháp chuyển hình vẽ lên bề mặt kim loại, bạn cần chọn phương pháp phù hợp với loại hình vẽ. Phương pháp thường dùng để chuyển hình vẽ chi tiết là dùng sơn trắng, sơn lên toàn bộ bề mặt, sau đó đặt tờ giấy carbon lên trên mặt sơn và đồ bản vẽ trên mặt giấy. Bạn hãy dùng thanh thép nhọn vạch lại theo các đường nét của bản vẽ để loại bỏ phần sơn trắng trên các đường nét đó.

Các chất chống ăn mòn

Bạn hãy chọn chất chống ăn mòn dựa trên khả năng của chất đó tùy theo yêu cầu cụ thể. Keo, sáp, băng dính,.. là các chất chống ăn mòn thường dùng.

Sáp ong nóng và nhựa cánh kiến đỏ là các chất chống ăn mòn rất tốt, nhưng nhựa cánh kiến đỏ hơi đắt tiền. Đối với hình vẽ phức tạp hoặc chi tiết nhỏ, bạn có thể dùng verni đen, loại verni này thường được bán ở cửa hàng vật tư nghệ thuật. Verni có tính chảy loãng cao, dễ chảy vào các đường cong được vạch sẵn trên lớp sơn, do đó thường được dùng cho các hình vẽ phức tạp. Để loại bỏ sáp trên bề mặt, bạn chỉ cần đưa kim loại vào nước sôi, rửa lại bằng nước xà bông.

Các loại acid

Các acid thường dùng là HCI, HNO3, H2SO4, ưu điểm chung của chúng là có thể pha loãng bằng nước.

Thành phần dung dịch ăn mòn

Kim loại HCI HNO3 Nước cất
Vàng 1 3 40
Bạc 1 3 – 4
Đồng 1 1 – 2

Dung dịch gồm một phần acid ni-tric và ba phần aicd cholohydric được gọi là dung dịch cường toan. Bạn cần nhớ, chỉ đổ acid vào nước và không được phép thực hiện ngược lại. Do acid nặng hơn nước, bạn cần lắc nhẹ dung dịch trước khi sử dụng.

Miếng bạc được chạm khắc bằng acid nồng độ cao.

Quy trình chạm khắc

Nồng độ acid, thời gian, và nhiệt độ là ba yếu tố có tính quyết định đối với sự chạm khắc. Bạn hãy dùng acid không chứa hợp chất. Bạn hãy dung acid cao sẽ làm giảm thời gian chạm khắc, kết quả khá tốt nhưng khó kiểm soát thời gian và chất lượng. Bạn cần đặc biệt chú ý khi sử dụng nồng độ cao, do acid có thể tác dụng hóa học với chất chống ăn mòn, các đường nét sẽ bị nhòe. Đối với các nét mảnh, bạn nên dùng acid nồng độ thấp.

Sản phẩm được chạm khắc bằng acid nồng độ thấp

Yếu tố quan trọng thứ hai là nhiệt độ. Nhiệt độ càng cao, thời gian ăn mòn càng ngắn. Vì các lý do nêu trên, bạn cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhiệt độ, thời gian, nồng độ dung dịch, và các kiểu nét vẽ.

Phương pháp

Bạn hãy dùng chén hoặc tô thủy tinh chịu nhiệt để thực hiện sự chạm khắc bằng acid, chủ yếu do hỗn hợp acid và nước có thể tỏa nhiệt, nhưng bạn cũng có thể cấp nhiệt cho tô thủy tinh để tăng tốc độ ăn mòn.

Bạn hãy dùng kẹp gỗ hoặc nhựa để đưa kim loại và acid. Để dễ lấy kim loại ra ngoài, bạn nên lót hoặc kê phía dưới kim loại bằng miếng nhựa hoặc thủy tinh. Để giám sát chiều sâu bị ăn mòn, bạn nên đặt một miếng kim loại kiểm tra kế bên miếng kim loại cần chạm khắc trong aicd. Sau khi đặt chiều sâu thích hợp, bạn hãy rửa sạch kim loại bằng nước, loại bỏ chất chống ăn mòn bằng bàn chải và dung môi thích hợp.

Biện pháp an toàn

Acid rất nguy hiểm, có thể gây ra các bệnh đường hô hấp nếu bạn hít hơi acid, gây phỏng da, thậm chí có thể làm mù mắt nếu có giọt acid dính vào mắt. Khi làm việc với acid, bạn cần dùng găng tay cao su, đeo kính bảo vệ, và quần áo bảo hộ lao động, nơi làm việc phải được thông gió tốt và an toàn.

Nguồn: Kỹ thuật gia công trong kim hoàn

Những bài viết liên quan:

GIA CÔNG BỀ MẶT TRONG KIM HOÀN - PHẦN 2

GIA CÔNG BỀ MẶT TRONG KIM HOÀN - PHẦN 3

GIA CÔNG BỀ MẶT TRONG KIM HOÀN - PHẦN 4

GIA CÔNG BỀ MẶT TRONG KIM HOÀN - PHẦN 5

GIA CÔNG BỀ MẶT TRONG KIM HOÀN - PHẦN 6

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *